Trung Quốc nhắm tới “quan tham” nhận hối lộ bằng hình thức tinh vi mới

Theo thông tin trên South China Morning Post, Cơ quan giám sát chống tham nhũng hàng đầu Trung Quốc đang nhắm mục tiêu vào những cán bộ nhận hối lộ dưới hình thức “cổ tức” từ các khoản đầu tư kinh doanh giả. Đây là một loại hình tham nhũng mà giới chức trách cho rằng đang trở nên phổ biến, “bí mật và phức tạp hơn”.

Ngày 17/3, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI) cho biết, các quan chức nhận “lợi nhuận” từ hoạt động kinh doanh mà không thực sự đầu tư vào doanh nghiệp, hoặc tham gia vào các hoạt động của doanh nghiệp.

Trong nhiều trường trường hợp, công ty được đầu tư không có hoạt động hoặc lợi nhuận thực tế, chỉ chia cổ tức cho một số ít cổ đông là quan chức hoặc người được họ ủy quyền.

CCDI nêu ra trường hợp của Yang Degao - cựu Phó chủ tịch chi nhánh Hồ Bắc của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB). Theo CCDI, từ năm 2005 - 2014, Yang lợi dụng vị trí của mình tại CDB để giúp một công ty vay vốn từ ngân hàng này.

Bên cạnh đó, Yang và 4 đồng phạm đầu tư 2 triệu NDT (tương đương 280.000 USD) vào công ty, trở thành cổ động và nhận cổ tức cố định hàng năm.

 Yang Degao - cựu Phó chủ tịch chi nhánh Hồ Bắc của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc bị kết án 12 năm tù. Ảnh: Weibo/ SCMP

 Yang Degao - cựu Phó chủ tịch chi nhánh Hồ Bắc của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc bị kết án 12 năm tù. Ảnh: Weibo/ SCMP

Theo các nhà điều tra, nhóm này đã nhận được 8 triệu NDT tiền “trả cổ tức” là lấy lại “tiền gốc” 2 triệu NDT chỉ trong vài năm tiếp theo. Trong đó, Yang nhận được quá số tiền hợp pháp của mình hơn 3,74 triệu NDT. Tháng 1/2023, Yang bị kết án 12 năm tù vì nhận hối lộ hơn 31 triệu NDT.

South China Morning Post cho biết, chiến dịch chống hối lộ như vậy là một phần trong ưu tiên của CCDI trong năm 2024 nhằm trấn áp “tham nhũng liên quan đến sự thông đồng chính trị và kinh doanh”, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, doanh nghiệp nhà nước và các ngành năng lượng, thuốc lá, y tế và cơ sở hạ tầng.

Bắc Kinh đã nhiều lần cảnh báo hàng triệu cán bộ đảng Cộng sản tránh đầu tư vào vốn cổ phần tư nhân nhằm tránh tình trạng quyền sở dễ hữu dẫn đến tham nhũng. Nội quy của đảng nghiêm cấm các quan chức nắm cổ phần trong các công ty chưa niêm yết, hạn chế họ chỉ đầu tư vào cổ phiếu niêm yết.

Các quan chức cũng được yêu cầu báo cáo các khoản đầu tư của gia đình, bao gồm cổ phiếu, tài sản và bảo hiểm cho cơ quan giám sát kỷ luật hàng năm. Ngoài ra, Luật Công chức cũng quy định công chức không được “vi phạm các quy định liên quan để tham gia hoạt động vì lợi nhuận hoặc kiêm nhiệm vị trí trong doanh nghiệp, tổ chức vì lợi nhuận khác".

Theo CCDI, để lách luật và tránh bị điều tra, các quan chức thường chỉ định các thành viên trong gia đình hoặc các bên thứ ba khác làm cổ đông của công ty.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát động chiến dịch chống tham nhũng kể từ khi lên nắm quyền hơn 10 năm trước. Trong năm qua, chiến dịch này đã trừng phạt hơn 1,5 triệu quan chức chính phủ.

Tính riêng trong năm nay, cuộc trấn áp của CCDI đối với lĩnh vực tài chính trị giá 61 nghìn tỷ USD đã trừng phạt hơn 100 giám đốc điều hành và quan chức. Hồi tháng 1/2024, CCDI thông tin khoảng 110.000 quan chức phải đối mặt với biện pháp kỷ luật, tăng 13% so với năm trước. Hồi năm 2023, CCDI đã mở cuộc điều tra tham nhũng đối với 45 quan chức cấp cao - con số kỷ lục.

Không có nhiều dấu hiệu cho thấy chiến dịch nói trên sẽ sớm kết thúc. Trong chỉ thị với CCDI vào tháng 1/2024, ông Tập Cận Bình cho biết ông coi những nỗ lực này là rất quan trọng đối với sự lãnh đạo lâu dài của đảng và “bản chất tiên tiến và trong sạch” của đảng.

Gần đây những thông tin về tội lỗi của Từ Trường Nguyên, người đã bị Tòa án thành phố Đại Liên kết án tù chung thân, tước quyền chính trị suốt đời và...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đinh Kim (SCMP) ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN