Trung Quốc lần thứ hai khoan siêu sâu hơn 10.000m vào vỏ Trái đất
Đây là lần thứ hai Trung Quốc khoan sâu hơn 10.000 mét vào vỏ Trái đất với mục tiêu tìm kiếm các mỏ dự trữ dầu khí mới, bất chấp những thách thức về mặt kỹ thuật.
Trung Quốc bắt đầu dự án khoan sâu 10.000 mét ở Tứ Xuyên vào ngày 20/7/2023.
Công ty khai thác dầu khí Tây Nam của PetroChina đã bắt đầu khoan giếng Shendi Chuanke-1 ở lưu vực Tứ Xuyên, với độ sâu theo thiết kế là 10.520 mét. Quá trình khoan sâu bắt đầu vào ngày 20/7, theo hãng thông tấn Trung Quốc Tân Hoa Xã.
Các dự án khoan thăm dò dầu khí ở độ sâu trên 9.000 mét được coi là khó khăn và tạo ra thách thức lớn nhất trong ngành kỹ thuật dầu khí. Khoan thăm dò ở giếng Chuanke-1 là một phần trong dự án quy mô của Trung Quốc nhằm tìm kiếm các mỏ dầu khí mới, "cung cấp nền tảng và sự hỗ trợ quan trọng cho nghiên cứu khoa học và phát triển tài nguyên dầu khí trong tương lai đất nước”, truyền thông Trung Quốc đưa tin.
Kể từ năm 2021, Trung Quốc đã trở thành nhà sản xuất khí tự nhiên lớn thứ tư thế giới. Lượng khí tự nhiên dự trữ của Trung Quốc đã vượt dầu mỏ, trở thành trụ cột mới trong nguồn cung năng lượng của Trung Quốc.
An ninh năng lượng đã trở thành mối quan tâm lớn của Trung Quốc trong những năm gần đây trong bối cảnh xung đột địa chính trị, tình trạng thiếu điện và biến động giá cả toàn cầu.
Theo kế hoạch 5 năm lần thứ 14 trong giai đoạn 2021 - 2025, Trung Quốc đặt mục tiêu tự sản xuất năng lượng lớn hơn để đáp ứng nhu cầu trong nước, đồng thời thúc đẩy hợp tác năng lượng với các nước khác.
Kể từ đó, các mỏ sâu và siêu sâu đã trở thành mục tiêu thăm dò chính ở Trung Quốc. Tứ Xuyên là tỉnh có trữ lượng khí đá phiến lớn nhất ở Trung Quốc.
Nếu kế hoạch khoan thử nghiệm thành công, Trung Quốc sẽ có thêm mỏ khí đốt dự trữ quy mô lớn mới phục vụ khai thác trong tương lai.
Ding Wei, phó giám đốc dự án, coi việc khoan sâu 10.000 mét ở Tứ Xuyên là "dự án tầm cỡ quốc gia" tương đương dự án thám hiểm Mặt trăng.
Các kỹ sư Trung Quốc sẽ phải vượt qua những “thử thách tầm cỡ thế giới” trong quá trình khoan vì điều kiện ngầm phức tạp. Hai trong số các thách thức là cấu trúc địa chất phức tạp và nhiệt độ cực cao ở độ sâu 10.000 mét.
Ở độ sâu 10.000 mét, nhiệt độ lên tới 224 độ C, khiến các mũi khoan cỡ lớn trở nên "mềm như sợi mì". Môi trường áp suất cực cao ở độ sâu này cũng tương đương “lặn xuống biển sâu 13.800 mét, vượt xa áp suất nước biển của rãnh Mariana, rãnh đại dương sâu nhất thế giới, theo SCMP.
Đây là lần thứ hai Trung Quốc khoan sâu 10.000 mét, sau dự án đầu tiên diễn ra diễn ra vào ngày 30/5 tại vùng lòng chảo Tarim giàu dầu mỏ ở Tân Cương, phía tây bắc Trung Quốc. Lòng chảo Tarim là một trong những khu vực khó thám hiểm nhất do điều kiện phức tạp. Thiết bị gồm các mũi khoan và ống khoan nặng hơn 2.000 tấn đi sâu vào lòng đất, xuyên qua hơn 10 địa tầng lục địa, trong đó có hệ thống từ kỷ Phấn Trắng. Trung Quốc hiện chưa công bố kết quả dự án này.
Tập đoàn dầu khí Trung Quốc Sinopec ngày 10/8 thông báo về việc phát hiện một mỏ dầu trữ lượng lớn trong quá trình khoan thăm dò ở khu vực lòng chảo Tarim, khu tự trị Tân...
Nguồn: [Link nguồn]