Trung Quốc khó có thể kéo dài lâu hơn nữa chiến lược “Zero-Covid”?

Chiến lược chống dịch Covid-19 không khoan nhượng của Trung Quốc đang là chủ đề gây tranh luận lớn giữa các nhà kinh tế học, những người nói rằng hệ quả với nền kinh tế đang ngày càng lớn, đến mức không thể kéo dài lâu hơn được nữa.

Người dân Trung Quốc chịu ảnh hưởng không nhỏ vì chiến lược "Zero-Covid".

Người dân Trung Quốc chịu ảnh hưởng không nhỏ vì chiến lược "Zero-Covid".

Theo SCMP, chiến lược “Zero-Covid” đã chứng minh hiệu quả trong giai đoạn đầu Trung Quốc chống dịch Covid-19. Nhưng với sự xuất hiện của biến thể Omicron, chi phí phong tỏa ngày càng tăng, tiêu dùng nội địa ngày càng giảm, hệ quả đối với xã hội ngày càng lớn gây ra sự không hài lòng trong một bộ phận người dân Trung Quốc.

Đây là các lý do khiến chiến lược “Zero-Covid” đang phản tác dụng, gây thiệt hại nhiều hơn lợi ích đối với quốc gia, theo các chuyên gia kinh tế Trung Quốc.

“Cần phải có cách tiếp cận hướng tới tương lai. Trung Quốc không thể tiếp tục với các chiến lược hiện hành”, Chen Xingdong, chuyên gia về kinh tế tại ngân hành BNP Paribas của Pháp, nói.

Trung Quốc hiện đang trải qua đợt lây nhiễm Covid-19 mới, với vùng tâm dịch là thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Thành phố ở phía tây bắc Trung Quốc đã bị phong tỏa chặt từ ngày 23.12.2021, người dân gần như bị cấm không được ra khỏi nhà.

Trong khi đó, chính quyền thành phố chưa có sự chuẩn bị, dẫn đến thiếu lương thực cục bộ, cũng như người bị dân hạn chế tiếp cận các dịch vụ y tế, dẫn dến nhiều cái chết thương tâm.

“Chúng ta phải ghi nhận bài học ở Tây An”, ông Chen nói. “Có vẻ như chính quyền địa phương quá cứng nhắc. Tôi nghĩ trung ương cần có các chỉ đạo thực tế hơn”.

Tháng trước, tại hội nghị công tác kinh tế trung ương hàng năm, nhà chức trách Trung Quốc đã khẳng định “sẽ cân bằng giữa nỗ lực chống dịch và phát triển kinh tế”.

“Chiến lược Zero-Covid sẽ bị loại bỏ, nhưng không rõ khi nào và các biện pháp mới sẽ ra sao”, ông Chen nói. “Nhìn chung, sự kiện Olympic Bắc Kinh diễn ra vào tháng tới là cơ sở để nới lỏng các hạn chế, nhưng sau đó ra sao là điều chưa rõ ràng”.

Lu Ting, một chuyên gia kinh tế Trung Quốc, nói cái giá mà quốc gia phải trả cho chiến lược “Zero-Covid” sớm muộn sẽ vượt xa lợi ích.

“Từ bỏ chiến lược Zero-Covid như thế nào để không bị xem là sự thất bại là điều mà giới chức Trung Quốc đang hết sức thận trọng”, ông Lu nói.

Hầu hết quốc gia trên thế giới ngày nay đã “chung sống với Covid-19”, chỉ còn Trung Quốc đơn độc cố gắng đưa số ca nhiễm về mức 0, không chỉ làm gia tăng chi phí, mà còn khiến Trung Quốc bị cô lập trong các hoạt động toàn cầu, ví dụ như du lịch, theo ông Lu.

Nguồn: [Link nguồn]

Trung Quốc giữ 'zero COVID' đến chừng nào khi áp lực ngày càng nặng?

Chưa biết Trung Quốc có thể duy trì chiến lược “zero COVID” đến chừng nào khi áp lực kinh tế - chính trị trong và ngoài...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN