Trung Quốc gặp khó, tàu sân bay hạt nhân không biết bao giờ xuất hiện
Trung Quốc đã lên kế hoạch đóng tàu sân bay nội địa tiếp theo nhưng tàu sân bay hạt nhân thì dường như đã bị hoãn vô thời hạn.
Trung Quốc sẽ tạm dừng đóng tàu sân bay sau khi hoàn hành con tàu thứ tư.
Theo SCMP, giới quan sát quân sự cho rằng thách thức về kỹ thuật và chi phí tốn kém là nguyên nhân Trung Quốc phải ngừng chương trình đóng tàu sân bay, dù ban đầu tham vọng có thể đóng tới 10 chiếc như Mỹ.
Trung Quốc hiện có tàu sân bay Liêu Ninh, được hồi sinh từ thời Liên Xô. Dựa vào đó, Trung Quốc đóng xong tàu sân bay nội địa đầu tiên mang tên Type 001. Con tàu đang ra khơi thử nghiệm và sẽ sớm được đưa vào biên chế hải quân.
Kế hoạch đóng tàu sân bay hiện đại Type 002 bắt đầu từ hai năm trước. Một tàu đang được đóng mới và Trung Quốc sẽ đóng thêm một tàu Type 002 nữa trong vòng 2 năm tới.
Sau giai đoạn này, kế hoạch đóng tàu sân bay thế hệ tiếp theo của Trung Quốc, nhiều khả năng là tàu sân bay hạt nhân, đã bị hoãn vô thời hạn. “Trung Quốc chưa có kế hoạch đóng tàu sân bay thứ 5”, nguồn tin quân sự cho biết. “Cả hai tàu sân bay thứ ba và thứ tư đều mang tên Type 002 với hệ thống phóng điện tử”.
Tất cả các tàu sân bay Trung Quốc đã và đang đóng mới đều sử dụng năng lượng thông thường. Trung Quốc rất muốn đóng tàu sân bay hiện đại sử dụng năng lượng hạt nhân nhưng gặp phải nhiều rào cản.
Tàu sân bay hạt nhân duy nhất không phải của hải quân Mỹ cho đến thời điểm hiện tại là tàu Charles de Gaulle của Pháp.
Hôm 27.11, Trung Quốc tổ chức buổi lễ kỷ niệm, đánh dấu sự sáp nhập của Tập đoàn đóng tàu nhà nước Trung Quốc (CSSC) và Công ty công nghiệp tàu thủy Trung Quốc (CSIC).
Công ty mới vẫn mang tên CSIC, với 147 viện nghiên cứu, doanh nghiệp kinh doanh, với tổng giá trị lên tới 790 tỉ USD. Công ty có tổng cộng 310.000 nhân lực, theo Tân Hoa Xã.
Nhưng giới quan sát nói việc sáp nhập sẽ không giúp Trung Quốc đóng tàu sân bay nhanh hơn. “Các kỹ sư đã tìm thấy một số vấn đề và một trong những rào cản là thiếu tiêm kích hạm tin cậy. Vấn đề này chưa thể được giải quyết trong tương lai gần”.
“Trung Quốc đang gặp các vấn đề về công nghệ hạt nhân, dù đã có tàu ngầm hạt nhân”, nguồn tin nói thêm, dường như việc chế tạo lò phản ứng hạt nhân cho các tàu cỡ lớn khó hơn so với tàu ngầm.
Một vấn đề khác là hệ thống phóng điện từ hiện chưa hoạt động hiệu quả với tiêm kích hạm J-15.
“Chế tạo tàu sân bay hiện là chương trình đóng tàu cần kỹ thuật cao nhất và tốn kém nhất”, nguồn tin nhấn mạnh. “Đây là thách thức lớn với các kỹ sư Trung Quốc trong viẹc bắt kịp công nghệ của các nước khác”.
Trong khi Trung Quốc đang say sưa với tàu sân bay và dự kiến biên chế tàu thứ hai vào hải quân, Mỹ đã có kế hoạch thay...
Nguồn: [Link nguồn]