Trung Quốc dùng “đòn ngầm” đánh Mỹ?
Trong cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc để thống trị cơ sở hạ tầng công nghệ trên thế giới, trận chiến mới nhất đang diễn ra dưới Thái Bình Dương: hệ thống cáp ngầm Internet.
Trong khi Mỹ đang tăng áp lực lên các đồng minh để loại bỏ thiết bị do các công ty viễn thông Trung Quốc như Huawei và ZTE chế tạo trong các hệ thống 5G của họ, các công ty Trung Quốc lại có được chỗ đứng trong cơ sở hạ tầng truyền thông quan trọng nhất thế giới - cáp Internet dưới biển. Quan trọng bởi vì hầu như tất cả thông tin liên lạc dữ liệu toàn cầu đi qua các dây cáp dưới đại dương, chỉ 1% di chuyển bằng vệ tinh.
Các công ty Trung Quốc âm thầm "nẫng" tay trên của Mỹ, châu Âu và Nhật Bản trong thị trường cáp dưới biển và sự trỗi dậy của Bắc Kinh dấy lên mối lo về an ninh. Những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc như Huawei có các bộ phận dành cho kết nối dưới biển. Họ đã đặt hàng ngàn km cáp và các công ty viễn thông nhà nước Trung Quốc như China Unicom có quyền truy cập vào nhiều tuyến cáp xuyên Thái Bình Dương hiện có.
Một cáp ngầm điện và cáp quang. Ảnh: SCMP
Bộ Tư pháp Mỹ tạm hoãn một dự án cáp xuyên Thái Bình Dương gần như hoàn chỉnh do lo ngại về nhà đầu tư Trung Quốc, Tập đoàn Truyền thông & Viễn thông Dr Peng có trụ sở tại Bắc Kinh.
Dự án Mạng cáp quang Thái Bình Dương có thể là mạng lưới cáp đầu tiên bị ủy ban từ chối vì lý do an ninh quốc gia dù được hỗ trợ bởi gã khổng lồ công nghệ Mỹ Google và Facebook, tạo tiền lệ cho lập trường cứng rắn hơn của Mỹ về sự tham gia của Trung Quốc vào cáp ngầm.
Những lo ngại tương tự đã khiến một tuyến cáp được Huawei hỗ trợ nối Vanuatu với Papua New Guinea bị ngừng hoạt động vào năm ngoái sau khi Úc nhảy vào tài trợ cho cáp riêng của mình.
Mỹ đang tăng áp lực lên các đồng minh để loại bỏ thiết bị do các công ty viễn thông Trung Quốc như Huawei và ZTE chế tạo tham gia hệ thống mạng dịch vụ di động 5G của họ. Ảnh: AP
Về phần Trung Quốc, nước này đặt mục tiêu kết nối một trong những khu vực xa xôi nhất trên toàn cầu, các quốc đảo Thái Bình Dương. Quần đảo Thái Bình Dương là một trong những khu vực bị mất kết nối nhất trên thế giới, nơi phần lớn dân số không có quyền truy cập mạng Internet. Trong năm năm qua, các tổ chức quốc tế như UNESCAP, Ngân hàng Phát triển Châu Á và Ngân hàng Thế giới đã thúc đẩy kết nối tốt hơn trong khu vực.
Còn tại Papua New Guinea, nơi Internet di động hiện chiếm chưa đến 1/3 dân số, hợp tác giữa công ty viễn thông địa phương GoPNG và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc đã tài trợ cho hệ thống cáp Kumul Nội địa mới do Huawei xây dựng, được đưa vào hoạt động trong năm 2019.
Theo tờ South China Morning Post, trong số 378 cáp biển đang hoạt động trên toàn thế giới, chỉ 23 cáp thuộc Thái Bình Dương nhưng phần nhiều trong số các dây cáp này chạy qua các quốc đảo Thái Bình Dương trên đường đi giữa các trung tâm ở Los Angeles, Tokyo và Singapore.
Hơn 4 tỉ USD cáp sẽ được đưa vào sử dụng vào năm 2021, tiếp tục xu hướng trong đó 2 tỉ USD cáp được hòa mạng mỗi năm kể từ năm 2016. Sáu trong số các cáp này sẽ kết nối với các quốc đảo Thái Bình Dương.
Việc thúc đẩy kết nối các quốc đảo Thái Bình Dương với thế hệ cơ sở hạ tầng Internet mới nhất đã nhận được sự xem xét kỹ lưỡng từ Mỹ và các đồng minh như Úc về sự tham gia của các công ty công nghệ Trung Quốc.
Nguồn: [Link nguồn]
Mỹ và Trung Quốc đã đạt bước tiến đột phá trong đàm phán thương mại, đạt thỏa thuận bước một, ngừng tăng thuế...