Trung Quốc đưa cỗ máy lạ nặng 11 tấn đến vùng tranh chấp với Ấn Độ

Các binh sĩ Trung Quốc gần đây sử dụng loại máy xúc có thể bước qua chướng ngại vật, đi bộ qua mương và suối, leo trèo trên các vách núi để đẩy nhanh hoạt động xây đường sá, công trình ở vùng tranh chấp biên giới với Ấn Độ.

Hình ảnh máy xúc chuyên dụng quân đội Trunng Quốc đưa đến vùng tranh chấp với Ấn Độ.

Hình ảnh máy xúc chuyên dụng quân đội Trunng Quốc đưa đến vùng tranh chấp với Ấn Độ.

Theo SCMP, cỗ máy xây dựng hạng nặng, còn được gọi là máy xúc chân nhện, do cách cỗ máy này di chuyển ở địa hình khó.

Quân đội Trung Quốc sử dụng loại máy xúc này trên cao nguyên Tây Tạng bên sông Yarlung Tsangpo, hay Brahmaputra theo cách gọi của Ấn Độ. Hình ảnh về chiếc máy xúc được binh sĩ Trung Quốc ở quân khu Tây Tạng, gần biên giới với Ấn Độ, đăng tải.

Với bốn chân thủy lực gắn trên lốp xe và hai phần mở rộng có chân răng cưa, máy xúc có thể đứng vững và bước qua chướng ngại vật, đi bộ qua mương và suối, leo trèo, thậm chí làm việc trên địa hình gần như dốc đứng.

Quân đội Trung Quốc sử dụng hai mẫu máy xúc loại này, do công ty XCMG Construction Machine sản xuất tại tỉnh Giang Tô. Mẫu máy xúc chân nhện nặng tới 11 tấn và có thể đi chuyển với tốc độ 10 km/giờ. Một loại khác có thể được vận hành từ xa mà. Chúng cũng được sử dụng cho các hoạt động cứu hộ khẩn cấp.

Mẫu máy xúc này có thể hoạt động ở moi điều kiện địa hình.

Mẫu máy xúc này có thể hoạt động ở moi điều kiện địa hình.

Xây đường sá và cơ sở hạ tầng trên “nóc nhà của thế giới” là điều không hề dễ dàng. Các khu vực tranh chấp biên giới Trung-Ấn xảy ra ở độ cao tới 4.000 mét so với mực nước biển, địa hình hết sức hiểm trở, thời tiết không thuận lợi.

Việc đưa các cỗ máy xây dựng hạng nặng đến vùng tranh chấp cũng không hề dễ dàng. Hai người bị thương ở phía Ấn Độ vào ngày 22.6 khi chiếc xe tải chở máy xúc đang đi qua một cây cầu ở gần vùng tranh chấp thì cây cầu bất ngờ đổ sập.

Cả Trung Quốc và Ấn Độ trong những năm gần đây đều tích cực nâng cấp cơ sở hạ tầng dọc theo Đường giới Kiểm soát Thực tế (LAC) kéo dài 3.488 km. Đây là đường ranh giới tạm thời vì Ấn Độ và Trung Quốc chưa đạt thỏa thuận cắm mốc biên giới.

Nguồn: [Link nguồn]

Động thái mới của Trung Quốc ở nơi xảy ra đụng độ chết người với Ấn Độ

Quân Trung Quốc đã rút hoàn toàn khỏi thung lũng Galwan hôm 6.7, sau 61 ngày Trung Quốc và Ấn Độ leo thang căng thẳng ở vùng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Căng thẳng Trung Quốc - Ấn Độ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN