Trung Quốc đối mặt muôn vàn thách thức trong kế hoạch 5 năm tới

Trung Quốc đang phải đối mặt với vô vàn những thách thức và sự bất ổn kể từ lần gần nhất nước này đề ra kế hoạch 5 năm vào năm 2015.

Trung Quốc đang gặp khó trong việc đề ra phương phướng phát triển trong 5 năm tới.

Trung Quốc đang gặp khó trong việc đề ra phương phướng phát triển trong 5 năm tới.

Khi các nhà hoạch định chính sách kinh tế của Trung Quốc vạch ra kế hoạch 5 năm vào năm 2015, họ nói rằng môi trường quốc tế lúc đó “chưa bao giờ phức tạp hơn”. Nhưng có lẽ họ đã nói điều này quá sớm, theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP).

Ở thời điểm đó, Trung Quốc coi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) dưới thời Tổng thống Mỹ Barack Obama là thách thức lớn.

Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump rút Mỹ khỏi TPP, Trung Quốc lại đối mặt với thách thức còn lớn hơn nhiều. Đó là một loạt chính sách đối đầu của Mỹ, tham vọng công nghệ của mình bị các lệnh trừng phạt của Mỹ chặn lại, tăng trưởng kinh tế bị chững lại vì đại dịch Covid-19.

Trong bối cảnh này, Trung Quốc lại phải đề ra kế hoạch năm 5 mới (giai đoạn 2021-2025) tại kỳ họp dự kiến diễn ra từ ngày 26-29.10 tới, chỉ một tuần trước cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ.

“Trung Quốc đang đối mặt với những khó khăn lớn hơn nhiều so với lần gần nhất nước này soạn thảo kế hoạch 5 năm”, Shi Yinhong, chuyên gia về các vấn đề quốc tế tại đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh và là cố vấn trong Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, nhận định.

Với “làn gió ngược” ở khắp các mặt trận kinh tế, ngoại giao, công nghiệp, nhiệm vụ đề ra kế hoạch 5 năm tới đây sẽ là thách thức rất lớn, ông Shi nói.

Quan hệ Mỹ-Trung rơi xuống mức thấp nhất trong hàng thập kỷ.

Quan hệ Mỹ-Trung rơi xuống mức thấp nhất trong hàng thập kỷ.

“Chúng ta có thể nói đây là giai đoạn bất ổn của môi trường quốc tế Trung Quốc từ năm 1976”, ông Shi nói, nhắc đến thời điểm Trung Quốc bắt đầu thúc đẩy chủ trương kinh tế thị trường.

“Một mặt Trung Quốc cần phải đề ra kế hoạch hoạch dài hạn như đặt mục tiêu tăng trưởng, nhưng cũng phải tính đến rủi ro nếu đặt mục tiêu một cách quá chi tiết”, ông Shi nói thêm.

Deng Yuwen, cựu Phó Tổng biên tập báo Stuty Times, ấn phẩm thuộc đảng Cộng sản Trung Quốc, bày tỏ sự lạc quan. Dù đang đối mặt áp lực ngày càng lớn ở cả hai mặt trận ngoại giao và kinh tế, các lãnh đạo Trung Quốc thời gian qua có gợi ý đến một số chiến lược cho những năm tới, ông Deng cho biết.

Hồi tháng 5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có đề cập đến chiến lược “lưu thông kép”. tập trung hơn vào thị trường trong nước. “Chính sách này giúp Trung Quốc xây dựng nền kinh tế nội địa có sức chống chịu trước các rủi ro từ bên ngoài, trong khi tiếp tục gia tăng vai trò của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu”, ông Deng nói.

 Zhao Xijun, phó hiệu trưởng trường tài chính tại đại học Thanh Hoa, cho rằng kế hoạch 5 năm tới sẽ dùng chính sách “lưu thông kép” để đối phó các yếu tố bất ổn trên thị trường toàn cầu cũng như thách thức đến từ Mỹ

“Mọi nguồn lực sẽ được đổ cho chiến lược này, vốn xem kinh tế nội địa là ưu tiên. Nguồn lực này chủ yếu sẽ được đầu tư để cho ra được các sản phẩm mà Trung Quốc chưa tự làm ra được, đặc biệt trong các lĩnh vực vẫn phải phụ thuộc và bị Mỹ trừng phạt nặng”.

Mặt khác, các chuyên gia cho rằng, ông Tập vẫn để ngỏ cánh cửa cho đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc. Nhưng thay vì tập trung vào các dự án đầu tư từ Mỹ, Trung Quốc đang mở rộng hợp tác đa phương với Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Trung Quốc có khả năng sẽ ký thỏa thuận thương mại Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực với 10 thành viên ASEAN cộng với Nhật, Hàn Quốc, Úc và New Zealand vào cuối năm nay.

Nguồn: [Link nguồn]

Ông Trump tuyên bố sẽ khiến Trung Quốc trả giá vì đại dịch Covid-19

Trong lần tái xuất đầu tiên kể từ khi quay trở lại Nhà Trắng hôm 5.10, ông Trump tuyên bố sẽ khiến “Trung Quốc phải...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN