Trung Quốc định xây 'đập Tam Hiệp' trên vũ trụ

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đang phát triển tên lửa đẩy hạng nặng để xây dựng một nhà máy điện mặt trời quy mô lớn được ví như đập Tam Hiệp trên quỹ đạo.

Mô phỏng nhà máy điện mặt trời trên quỹ đạo Trái Đất. Ảnh: Green.org

Mô phỏng nhà máy điện mặt trời trên quỹ đạo Trái Đất. Ảnh: Green.org

Trung Quốc công bố dự án tham vọng nhằm xây dựng nhà máy điện mặt trời quy mô lớn trong vũ trụ với sự hỗ trợ của tên lửa đẩy siêu nặng, Interesting Engineering hôm 10/1 đưa tin. Người phụ trách dự án, nhà khoa học tên lửa cao cấp Long Lehao, mô tả đây là "một dự án đập Tam Hiệp khác phía trên Trái Đất". Đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử là dự án thủy điện lớn nhất trên Trái Đất với công suất sản xuất điện hàng năm khoảng 100 tỷ kilowatt giờ.

"Hiện nay, chúng tôi đang làm việc trong dự án này. Dự án có ý nghĩa như đưa đập Tam Hiệp lên quỹ đạo địa tĩnh ở độ cao 36.000 km phía trên Trái Đất", Lehao, thành viên Viện Hàn lâm Kỹ thuật Trung Quốc (CAE), chia sẻ trong một bài giảng.

Lợi ích chủ chốt của sản xuất điện mặt trời trong vũ trụ là vận hành liên tục, không bị cản trở bởi thời tiết, chu kỳ ngày - đêm hay biến động theo mùa. Hơn nữa, cường độ ánh sáng Mặt Trời chiếu tới một bề mặt trong không gian lớn hơn nhiều so với trên mặt đất. Long lên kế hoạch lắp đặt bộ pin quang điện rộng một kilomet dọc quỹ đạo địa tĩnh. Năng lượng thu thập trong một năm sẽ tương đương tổng lượng dầu có thể khai thác từ Trái Đất. Việc đặt bộ pin ở quỹ đạo địa tĩnh sẽ đảm bảo nó cố định so với Trái Đất, tối ưu hóa tiếp xúc với ánh sáng Mặt Trời và đơn giản hóa nhiệm vụ truyền năng lượng về mặt đất.

Thành công của dự án sản xuất điện mặt trời trong vũ trụ nằm ở tên lửa mạnh. Long và cộng sự đang phát triển Trường Chinh 9 (CZ-9), tên lửa đẩy hạng nặng tái sử dụng. Tên lửa khổng lồ này có thể dẫn đầu thế giới về khả năng vận chuyển hàng nặng. Với công suất chở hơn 150 tấn hàng lên quỹ đạo, nó sẽ vượt qua những tên lửa mạnh nhất của NASA như Saturn V và Hệ thống phóng không gian (SLS).

Trung Quốc đang thử nghiệm những công nghệ chủ chốt cho dự án. Hồi tháng 6/2021, Trung Quốc khởi công xây dựng nhà máy điện mặt trời vũ trụ thử nghiệm ở Bích Sơn. Tháng 11/2023, các nhà nghiên cứu ở Đại học Khoa học và Công nghệ điện Tây An công bố kết quả thử nghiệm "Chasing Sun Project", hệ thống kiểm nghiệm trên mặt đất hoàn chỉnh đầu tiên trên thế giới dành cho điện mặt trời vũ trụ. Hệ thống thể hiện hiệu suất hàng đầu thế giới về truyền điện vi sóng, hiệu suất thu thập chùm tin và hiệu quả truyền điện. Tuy nhiên, dự án của Long có thể mất nhiều năm để trở thành hiện thực.

Các công ty như Lockheed Martin và Northrop Grumman của Mỹ cũng đang tích cực phát triển công nghệ sản xuất điện mặt trời vũ trụ. Viện Công nghệ California cũng đang tham gia nghiên cứu và phát triển công nghệ liên quan.

Trung Quốc đã phê duyệt dự án xây siêu đập thủy điện với chi phí dự kiến vượt xa bất cứ dự án cơ sở hạ tầng nào khác trên Trái đất, hãng thông tấn Tân...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo An Khang (Theo Interesting Engineering) ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN