Trung Quốc đang vô tình giúp người họ "ghét nhất" ở Đài Loan thắng cử?
Thứ bảy này (11.1), cử tri ở Đài Loan đi bầu cử chức vụ lãnh đạo và cơ quan lập pháp Đài Loan. Bà Thái Anh Văn – lãnh đạo đương nhiệm của Đài Loan, được cho là đang bị chính quyền Bắc Kinh gây nhiều khó dễ, vì có lập trường không thân Trung Quốc.
Trung Quốc mắc sai lầm và giúp bà Thái Anh Văn giành chiến thẳng trong cuộc bầu cử sắp tới tại Đài Loan? (ảnh: Vương Nam - New York Times)
Cùng ra tranh cử với bà Thái Anh Văn trong cuộc chiến sắp tới, là ông Lại Thanh Đức – người công khai ủng hộ độc lập cho Đài Loan và cũng là người cùng đảng với bà Thái. Đây là một nước đi mạo hiểm, nhưng cũng có thể tạo cho bà Thái Anh Văn nhiều cơ hội để tiếp tục thắng cử.
Kể từ mùa hè năm ngoái, xếp hạng đánh giá tín nhiệm của bà Thái Anh Văn đã giảm dần. Tuy nhiên, những cuộc thăm dò gần đây cho thấy, bà Thái vẫn đang được người dân Đài Loan đánh giá cao hơn đối thủ là ông Hàn Quốc Du – người chủ trương thân Trung Quốc.
Trong cuộc bầu cử vào 4 năm trước, bà Thái Anh Văn đã giành được chiến thắng giòn giã. Nguyên nhân chủ yếu là do lãnh đạo Đài Loan khi đó - ông Mã Anh Cửu, bị đánh giá là bất tài và quá thân Trung Quốc.
Tuy nhiên, sau khi thắng cử, bà Thái đã tự đanh mất sự nổi tiếng của mình, khi giải quyết không thỏa đáng các chính sách hôn nhân đồng giới và trợ cấp lương hưu cho công chức Đài Loan.
Tệ hơn, bà Thái đã mất dần sự hậu thuẫn quan trọng từ Đảng Dân chủ Tiến bộ, khi bị đánh giá là quá rụt rè, trong việc xử lý những mối quan hệ với Trung Quốc.
Gần đây, bà Thái Anh Văn đang cố gắng gây ấn tượng trở lại, bằng những hành động cứng rắn hơn. Nhưng dù thế nào, bà Thái Anh Văn cũng nên cảm ơn hai cơ hội tốt được tạo ra bởi chính Bắc Kinh.
Đầu tiên phái nói đến các cuộc biểu tình ở Hồng Kông bắt đầu từ năm ngoái. Sau khi chính quyền Hồng Kông đề xuất một dự luật, cho phép dẫn độ công dân sang Trung Quốc. Phản ứng mạnh mẽ từ người dân Hồng Kông, đã suýt nữa nữa hạ bệ chính quyền của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga.
Thêm vào đó, cách giải quyết những cuộc biểu tình được xử lý không tốt, đã khiến người dân Hồng Kông không thỏa mãn. Tình hình ở Hồng Kông đã giúp củng cố lập trường thân Mỹ của bà Thái Anh Văn và tạo cơ hội để bà lên án những hành động của Trung Quốc trong các bài phát biểu.
Bà Thái Anh Văn được đánh giá là có nhiều lợi thế giành ghế lãnh đạo Đài Loan (ảnh: Wsj.com)
Sự kiện thứ hai là tại lễ kỷ niệm 70 năm thành lập của Trung Quốc (1.10.2019), ông Tập Cận Bình đề cập đến việc Đài Loan đã chấp nhận chính sách một quốc gia, hai chế độ.
Phát biểu này của ông Tập đã khiến người dân Đài Loan rất bất bình. Bà Thái Anh Văn ngay lập tức chớp thời cơ này, lên tiếng bác bỏ và từ chối thẳng thừng chính sách của Trung Quốc.
Điều này đã tạo cho bà Thái tiếng vang tốt, không chỉ ở đảng Dân chủ Tiến bộ, mà còn đối với hầu hết người dân Đài Loan.
Đối thủ chính của bà Thái Anh Văn lần này - ông Hàn Quốc Du, đến từ Quốc dân đảng. Ông này từng gây sốc Đài Loan vào năm 2018, khi “bỗng nhiên” được bầu làm thị trưởng thành phố Cao Hùng, sau một quãng thời gian dài không hoạt động trên chính trường.
Ông Hàn Quốc Du được biết là người có quan điểm ủng hộ Trung Quốc một cách mạnh mẽ. Ông này cũng được cho là “người của Bắc Kinh”, trong cuộc chạy đua chức lãnh đạo Đài Loan. Ông Hàn Quốc Du từng tuyên bố, Bắc Kinh đã hỗ trợ hàng triệu USD, để giúp mình giành ghế thị trưởng vào năm 2018.
Tuy nhiên, ngay cả ông Hàn cũng không dám thể hiện việc công khai ủng hộ chính sách một quốc gia hai chế độ của Trung Quốc.
Lý do rất đơn giản, không giống như Hồng Kông, Đài Loan đã nhiều lần khẳng định chủ quyền, tách biệt với Trung Quốc (dù rất ít có quốc gia khác chính thức thừa nhận). Ở Đài Loan, đi ngược lại là điều dại dột.
Từ những điều này có thể thấy, có vẻ như bà Thái Anh Văn đã sẵn sàng để giành chiến thắng vào thứ Bảy này, mặc dù hiện có rất nhiều tin tức giả mạo và các động thái chống phá khác, được cho là đến từ phía Trung Quốc.
Nếu bà Thái đắc cử, đảng Dân chủ Tiến bộ đương nhiên cũng sẽ giành được đa số ghế tại cơ quan lập pháp Đài Loan.
Tuy nhiên, nếu bà Thái Anh Văn thất cử, nhiều khả năng, những chính sách đối ngoại của Mỹ và đồng minh trong khu vực, đặc biệt là Nhật Bản, sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.
Cần biết rằng, Đài Loan có một vị trí chiến lược. Hòn đảo này là điểm nối giữa Nhật Bản, Philippines và cả Malaysia. Từ quan điểm của Mỹ và các đồng minh châu Á, Đài Loan được coi là một mắt xích phòng thủ quan trọng, có thể ngăn cản sự bành trướng của Trung Quốc tại khu vực Thái Bình Dương.
Phía Trung Quốc nhận định, Đài Loan là một “vật cản chính trị” lớn mà nước này nhất định phải loại bỏ, để khẳng định vị thế thống trị trong khu vực.
Vào ngày hôm nay (11.10), Đài Loan sẽ chính thức bước vào thời điểm chính trị quan trọng nhất trong năm: cuộc bầu cử lãnh...
Nguồn: [Link nguồn]