Những điểm TQ còn phải "chạy dài" để thành siêu cường như Mỹ

Để là một cường quốc thế giới, Trung Quốc phải tiêu tốn không ít tiền của và trong bối cảnh đó, sức ép kinh tế và tài chính càng đè nặng lên vai người dân ở quê nhà.

Những điểm TQ còn phải "chạy dài" để thành siêu cường như Mỹ - 1

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.

Theo Bloomberg, việc Trung Quốc trỗi dậy trở thành quốc gia hàng đầu châu Á là điều đã được dự đoán trước. Tốc độ phát triển kinh tế, tốc độ tăng dân số và quốc phòng của Trung Quốc được dự đoán sẽ vượt Mỹ vào năm 2030.

Nhưng để trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới giống như Đế quốc Anh ngày xưa, Liên Xô hay Mỹ ngày nay thì Trung Quốc vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức.

Một cường quốc thế giới được định nghĩa là nước phải thể hiện tầm ảnh hưởng vươn ra toàn cầu, không chỉ gói gọn ở một khu vực, Lyman Miller, học giả nghiên cứu Trung Quốc ở Đại học Stanford và là cựu phân tích viên của CIA bình luận.

Điều đó có nghĩa là Trung Quốc phải đầu tư vượt trội trong mọi lĩnh vực, từ kinh tế, quân sự cho đến quyền lực mềm (bao gồm chính trị và văn hóa).

Sức mạnh kinh tế

Những điểm TQ còn phải "chạy dài" để thành siêu cường như Mỹ - 2

Trung Quốc liệu có thể thay thế Mỹ trên toàn cầu?

Theo Bloomberg, Trung Quốc đã là một cường quốc về kinh tế. Trung Quốc có một nền kinh tế lớn hơn Mỹ dựa vào sức mua của hơn 1 tỷ người dân.

Nguồn tài chính dồi dào giúp Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng ra nước ngoài, xây căn cứ quân sự ở châu Phi, phát triển các trang thiết bị vũ khí công nghệ cao.

Nguồn lao động dồi dào đổ về thành thị từ các vùng nông thôn chính là chìa khóa cho sự tăng trưởng của Trung Quốc. Nhưng về lâu dài, chính sách một con cũ sẽ khiến số người trong độ tuổi lao động của Trung Quốc sụt giảm kể từ năm 2023.

Để duy trì sự thịnh vượng của nền kinh tế, Trung Quốc đang đón chào các nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể hóa sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề ra.

Sức mạnh quân sự

Những điểm TQ còn phải "chạy dài" để thành siêu cường như Mỹ - 3

Quân đội Trung Quốc đã lột xác kể từ cuộc chiến cuối cùng năm 1979.

Mặc dù chưa được kiểm chứng, quân đội Trung Quốc đã thay đổi nhiều kể từ cuộc chiến cuối cùng với Việt Nam năm 1979.

Trung Quốc đã tự mình chế tạo nhiều loại vũ khí hiện đại, dựa vào cách sao chép công nghệ, mua của nước ngoài hoặc tự nghiên cứu phát triển.

Công nghệ tàng hình vốn được coi là điều cần thiết của một cường quốc thế kỷ 21 thì Trung Quốc đã đạt được.

Ngân sách quốc phòng Trung Quốc ngày nay đã gấp 3 lần Nga nhưng vẫn còn thua kém so với Mỹ. Các hạm đội tàu sân bay Trung Quốc vẫn cần thời gian trước khi có thể xuất hiện ở mọi ngõ ngách trên thế giới

Về phương diện răn đe hạt nhân, Trung Quốc vẫn hụt hơi so với Mỹ và Nga. Bắc Kinh đang hướng đến phát triển công nghệ quân sự mới hơn là tìm cách san bằng con số đầu đạt hạt nhân như thời Chiến tranh Lạnh.

Trung Quốc mới chỉ có một căn cứ quân sự ở Djbouti bởi việc duy trì căn cứ quân sự, binh sĩ và khí tài thường trực ở nước ngoài tiêu tốn một lượng ngân sách lớn.

Quyền lực mềm

Để đánh giá Mỹ với tư cách là cường quốc thế giới, người ta phải nhìn nhận đến các đồng minh mà Mỹ xây dựng được từ Thế chiến 2.

Mỹ xây dựng mối quan hệ đồng minh trong khối 29 quốc gia của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Những điểm TQ còn phải "chạy dài" để thành siêu cường như Mỹ - 4

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Mỹ cũng duy trì quan hệ đối tác quân sự với Nhật Bản, Hàn Quốc và có thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo với Anh, Úc, Canada và New Zealand. Ngược lại, Trung Quốc không có nhiều đồng minh, dù là ngay ở châu Á.

Về phương diện gìn giữ hòa bình, Trung Quốc đang là quốc gia chi tới 10% ngân sách hoạt động của Liên Hợp Quốc, xếp thứ hai chỉ sau Mỹ (28,5%).

Số tiền Trung Quốc chi cho hoạt động ngoại giao hiện vẫn còn hạn chế, dù đã tăng gấp đôi kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2013.

Ở mức 9,5 tỷ USD, số tiền Trung Quốc chi cho ngoại giao chưa bằng một nửa số với Mỹ (55,6 tỷ USD). Năm 2019, Mỹ sẽ cắt giảm khoản tiền này xuống còn 37,8 tỉ USD, theo chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Về vấn đề văn hóa, mức độ truyền bá văn hóa Trung Quốc ra khắp toàn cầu vẫn còn hạn chế, dù rằng Bắc Kinh đang có cơ hội lớn khi ông Trump tuyên bố theo đuổi chính sách “nước Mỹ trên hết”.

Có thể nói, Trung Quốc hiện là một trong những cường quốc thế giới của thế kỷ 21. Nhưng liệu Trung Quốc có vượt qua được Mỹ hay không thì vẫn là câu hỏi lớn.

Trung Quốc vẫn còn xếp sau Mỹ trên nhiều phương diện. Trung Quốc cần nhiều thời gian hơn để phát triển nhưng Mỹ cũng sẽ không ngồi yên.

Bên cạnh đó, vấn đề dân số cũng là một thách thức với ông Tập. Bởi Đế quốc Anh cũng gặp phải vấn đề này và không còn có thể vươn mình khắp toàn cầu như giai đoạn thế kỷ 19.

Quốc gia ”nghèo rớt” vươn mình thành cường quốc sau 70 năm

Nhà nước Israel chỉ mới được thành lập cách đây gần 70 năm nhưng quốc gia này đã trở thành cường quốc quân sự hàng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Bloomberg ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN