Trung Quốc đã "cạn kế" kiềm chế Triều Tiên từ lâu?

Giới quan sát nhận định, việc nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình hối thúc Tổng thống Mỹ Donald Trump tránh “lời nói và hành động” làm xấu thêm tình hình trên bán đảo Triều Tiên cho thấy, Bắc Kinh đã hết tầm ảnh hưởng kiềm chế Bình Nhưỡng.

Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), truyền thông Trung Quốc tiết lộ trong cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Trump hôm 12/8, ông Tập đã kêu gọi “các bên liên quan tiếp tục kiềm chế và đi theo xu hướng chung là đối thoại, đàm phán và đưa ra các giải pháp chính trị”.

Nhà Trắng thì tuyên bố hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung đã đồng thuận về việc Triều Tiên cần dừng “thái độ khiêu khích và leo thang căng thẳng”.

Trung Quốc đã "cạn kế" kiềm chế Triều Tiên từ lâu? - 1

Hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung gặp mặt tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hamburg, Đức hồi đầu tháng Bảy. 

Bên cạnh đó, Bình Nhưỡng cũng đưa đưa ra lời cảnh báo trước cuộc khẩu chiến giữa Washington và Bình Nhưỡng. Trong đó, ông Trump còn cho rằng, Mỹ sẽ có giải pháp quân sự nếu như Triều Tiên “hành động thiếu không ngoan”. 

Giáo sư Shi Yinhong tại Đại học Renmin nhận định, giống như nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, ông Trump đang dùng những lời đe dọa tấn công quân sự để thể hiện quan điểm. Bên cạnh đó, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên sẽ còn tiếp tục leo thang khi Mỹ và Hàn Quốc tiến hành cuộc tập trận chung quy mô lớn vào cuối tháng này.

Cũng theo ông Shi, đã đến lúc Trung Quốc từ bỏ những “lời nói hoa mỹ” và gửi tới ông Trump một thông điệp rõ ràng và mạnh mẽ phản đối chiến tranh. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng nên tuyên bố không chấp thuận bất cứ đề nghị nào ngoài nghị quyết tăng cường trừng phạt Triều Tiên được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua hồi đầu tháng này.

Điều đáng nói, theo ông Shi, Trung Quốc đã “cạn kế” kiềm chế tham vọng hạt nhân của Triều Tiên.

“Khủng hoảng ở bán đảo Triều Tiên là bài kiểm tra an ninh chiến lược lớn nhất đối với Trung Quốc. Bắc Kinh hiện vẫn chưa qua được bài kiểm tra này. Phương thức gần đây nhất của Trung Quốc là cắt đứt hoàn toàn hoạt động cung cấp dầu tới Triều Tiên nhưng câu hỏi đặt ra là liệu biện pháp này có mang lại hiệu quả”, ông Shi nói.

Về phần mình, Nhật Bản đã cho triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot ở khu vực tây Shimane, Hiroshima và tỉnh Kochi. Đây là những khu vực có khả năng tên lửa của Triều tiên sẽ bay qua trên hành trình tấn công đảo Guam của Mỹ.

Ông Zhang Tuosheng tại Tổ chức Nghiên cứu chiến lược quốc tế của Trung Quốc cũng cảnh báo, nguy cơ bùng nổ xung đột quân sự ngày càng gia tăng và Trung Quốc nên có hành động để đưa Mỹ - Triều ngồi vào bàn đàm phán.

“Trong viễn cảnh xấu nhất, Mỹ có thể sẽ cho phép Nhật Bản và Hàn Quốc phát triển vũ khí hạt nhân. Động thái này sẽ làm mất tính cân bằng ở khu vực Đông Bắc Á đặc biệt là ảnh hưởng tới Trung Quốc”, ông Zhang chia sẻ.

Kể từ khi chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ hồi tháng Một, ông Trump đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc gia tăng sức ép nhằm kiềm chế chương trình phát triển tên lửa và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Thậm chí, ông Trump còn đe dọa trừng phạt lĩnh vực thương mại đối với Trung Quốc nếu như Bắc Kinh không giúp Washington đối phó với Bình Nhưỡng. 

Giáo sư tại Đại học Đại dương ở Trung Quốc, ông Pang Zhongying cho rằng Trung Quốc nên thay đổi chiến thuật và nắm lấy cơ hội tăng tầm ảnh hưởng đối với lĩnh vực chính trị và an ninh trong khu vực.

“Trung Quốc nên tận dụng sức mạnh kinh tế và đóng vai trò ngày càng lớn trong việc giải quyết các thách thức tới từ chương trình hạt nhân của Triều Tiên để từ đó thiết lập khả năng lãnh đạo trong khu vực”, ông Pang nhận định. 

Tiết lộ sốc, Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân không phải để ”đánh Mỹ”

Giới phân tích nhận định, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un không có ý định phát triển vũ khí hạt nhân để tấn công...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Thu - Lược dịch (Infonet)
Tin tức Triều Tiên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN