Trung Quốc công bố nghị quyết lịch sử dài 36.000 chữ, nhắc đến sai lầm lớn

Hôm 17.11, Trung Quốc chính thức công bố nghị quyết lịch sử mang tính bước ngoặt. Trong nghị quyết dài 36.000 chữ, Trung Quốc thừa nhận một sự kiện kéo dài 10 năm ở nước này là sai lầm nghiêm trọng nhất.

Nghị quyết lịch sử của Trung Quốc tuyên bố Cách mạng Văn hóa là sai lầm nghiêm trọng nhất (ảnh: SCMP)

Nghị quyết lịch sử của Trung Quốc tuyên bố Cách mạng Văn hóa là sai lầm nghiêm trọng nhất (ảnh: SCMP)

Nghị quyết lịch sử – do Tân Hoa Xã đăng tải toàn văn – tuyên bố Trung Quốc “không bao giờ chối bỏ” cuộc Cách mạng Văn hóa đã khiến nước này rơi vào hỗn loạn suốt 10 năm.

Cách mạng Văn hóa là phong trào chính trị xã hội do Mao Trạch Đông phát động. Sự kiện này kéo dài trong 10 năm (1966 – 1976) đã gây ra tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống chính trị, văn hóa, xã hội ở quốc gia tỷ dân.

Theo nghị quyết lịch sử mới được công bố, Cách mạng Văn hóa được coi là “thảm họa” đã gây ra “10 năm hỗn loạn” trong lịch sử Trung Quốc và Mao Trạch Đông là người phải chịu trách nhiệm chính về điều này.

“Những sai lầm về lý luận và thực tiễn" của Mao Trạch Đông dần trở nên nghiêm trọng và đảng đã không thể sửa chữa kịp thời. "Đồng chí Mao Trạch Đông đã đánh giá sai về tình hình giai cấp, chính trị trong nước, phát động Cách mạng Văn hóa và (phòng trào này) đã mang đến thất bại và tổn thất nghiêm trọng nhất" kể từ khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949 - nghị quyết được ông Tập Cận Bình thông qua viết.

Theo SCMP, nghị quyết lịch sử mới này cũng mở đường cho ông Tập tiếp tục củng cố quyền lực và giữ chức Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc.

Nghị quyết lịch sử cũng đề cập tới sự kiện Thiên An Môn năm 1989 ở Trung Quốc, cho rằng đây là “tình trạng hỗn loạn chính trị” do thế lực chống phá bên ngoài và trong nước gây ra.

“Bằng việc dập tắt tình trạng bất ổn, đảng và chính phủ đã bảo vệ thể chế và lợi ích cơ bản của nhân dân”, nghị quyết nêu.

Một số sai lầm khác trước Cách mạng Văn hóa như phong trào "Đại nhảy vọt" và "Công xã nhân dân" cũng được nhắc đến trong nghị quyết.

Gu Su – giáo sư triết học và luật học tại Đại học Nam Kinh – cho rằng, nhiều bậc tiền bối trong đảng Cộng sản Trung Quốc đã được lấy ý kiến và nhất trí với nghị quyết lịch sử này.

Đây là lần thứ 3 đảng Cộng sản Trung Quốc ra nghị quyết lịch sử kể từ thành lập năm 1921. Nghị quyết điểm lại các dấu mốc lịch sử của đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) từ khi thành lập tới các kế hoạch mới của ông Tập Cận Bình nhằm đưa Trung Quốc thành một cường quốc toàn cầu.

Nghị quyết lịch sử khẳng định vai trò lãnh đạo của ông Tập Cận Bình khi Trung Quốc bước vào kỷ nguyên mới (ảnh: SCMP)

Nghị quyết lịch sử khẳng định vai trò lãnh đạo của ông Tập Cận Bình khi Trung Quốc bước vào kỷ nguyên mới (ảnh: SCMP)

“Việc coi Cách mạng Văn hóa là thảm họa là động thái rõ ràng nhất cho thấy các bậc tiền bối của đảng Cộng sản Trung Quốc muốn bảo vệ di sản của ông Đặng Tiểu Bình trong việc chấm dứt phong trào này. Bước vào thời kỳ cải cách và mở cửa, Trung Quốc sẽ không quên bài học đắt giá của Cách mạng Văn hóa”, ông Gu nhận xét.

Trong nghị quyết lịch sử, Trung Quốc cũng đề cập tới nhiều vấn đề khác như tiếp tục cuộc đấu tranh chống tham nhũng, coi intenet là mặt trận mới trong cuộc chiến tư tưởng và nhấn mạnh mục tiêu thống nhất Đài Loan.

 Nghị quyết không coi thống nhất hòn đảo là mục tiêu ngắn hạn, song bày tỏ niềm tin Trung Quốc "cuối cùng sẽ đạt được sự thống nhất toàn diện với Đài Loan".

Theo nghị quyết lịch sử, đảng Cộng sản Trung Quốc coi ông Tập Cận Bình là "nòng cốt cho toàn đảng".

"Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội trong kỷ nguyên mới là bản sắc văn hóa và tinh thần thời đại của Trung Quốc", nghị quyết nêu.

Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung: Ông Biden và ông Tập nói gì với nhau?

Cuộc nói chuyện dài hơn 3 tiếng đồng hồ giữa Tổng thống Mỹ Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc bằng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN