Trung Quốc có thêm phát hiện khảo cổ 3.000 năm tuổi trong mộ cổ
Các nhà khảo cổ học Trung Quốc gần đây tìm thấy rượu vang 3.000 năm tuổi có nguồn gốc từ thời nhà Chu (1046-256 trước Công nguyên) trong một ngôi mộ cổ ở thành phố Vận Thành, tỉnh Sơn Tây.
Chiếc bình cổ từ thời nhà Chu và hai mẫu chất lỏng được các nhà nghiên cứu xác nhận là rượu vang.
Theo Tân Hoa Xã, các hũ rượu vang có niên đại từ thời nhà Chu, năm 1046-256 trước Công nguyên.
Trong số 8 chiếc ấm đồng được khai quật ở khu mộ cổ Beibai'e, các nhà nghiên cứu phát hiện chất lỏng chứa trong 2 chiếc ấm đồng được bịt kín, Cao Jun, giám đốc nhóm khảo cổ tham gia khai quật, nói.
Sau khi phân tích mẫu chất lỏng và mẫu đất ở đáy một số ấm khác, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và các axit hữu cơ khác nhau liên quan đến rượu vang. Chất lỏng sau đó được xác nhận là dấu vết của rượu trái cây, Li Jingpu, một thành viên của nhóm nghiên cứu đến từ Học viện Khoa học Trung Quốc, nói.
Đây là lần đầu tiên rượu vang được tìm thấy ở Trung Quốc từ thời Tiền Tần (trước năm 221 trước Công nguyên), các nhà khảo cổ cho biết.
Các nhà khảo cổ Trung Quốc năm ngoái đã tích cực khai quật u lăng mộ Beibai'e rộng khoảng 1.200 mét vuông.
Hơn 500 hiện vật bằng nhiều chất liệu khác nhau, bao gồm đồng, ngọc bích, đá, sơn mài và đồ vàng, từ thời nhà Chu đã được khai quật.
Nhà Chu tồn tại lâu hơn bất cứ triều đại nào khác trong lịch sử Trung Quốc, kéo dài khoảng 800 năm. Thời đại Chiến Quốc kéo dài từ khoảng thế kỷ 5 trước Công nguyên tới khi Trung Hoa thống nhất bởi Tần Thủy Hoàng năm 221 TCN là giai đoạn được mô tả chi tiết nhất dưới thời nhà Chu.
Nguồn: [Link nguồn]
Cổ vật được tìm thấy ở phía tây nam Trung Quốc tiết lộ về một nền văn minh chưa từng được biết đến, có thể phải...