Trung Quốc có dám dùng "đòn" mạnh giữa lúc Mỹ đang gặp hoạn nạn?

Trong những tuần qua, Mỹ đã tăng cường sức ép nhằm vào công ty công nghệ Trung Quốc, dọa tách nền kinh tế Mỹ khỏi Trung Quốc, dẫn đến việc các cố vấn ở Bắc Kinh cân nhắc hạn chế xuất khẩu thuốc sang Mỹ.

Thị trường dược phẩm Mỹ phụ thuộc rất lớn vào nguồn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Ảnh: SCMP.

Thị trường dược phẩm Mỹ phụ thuộc rất lớn vào nguồn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Ảnh: SCMP.

Từ những viên thuốc giảm đau cho đến thuốc điều trị HIV, Mỹ hiện đang phụ thuộc vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Vấn đề "vũ khí hóa" thuốc men chỉ mới đang được thảo luận ở Trung Quốc như biện pháp mạnh nhất đáp trả những sức ép gần đây của Mỹ, theo SCMP.

Ý tưởng này gần đây được các học giả và cố vấn chính phủ Trung Quốc nhắc đến, điển hình là Li Daokui. Ông Li nói trên truyền thông rằng Trung Quốc cần hạn chế Mỹ tiếp cận thuốc men, tương tự như Mỹ siết chặt kiểm soát công nghệ và phần mềm.

Ông Li thừa nhận, Mỹ và Trung Quốc có mối quan hệ ràng buộc, không thể tách rời nhau trong một sớm một chiều. Nhưng hạn chế xuất khẩu thuốc kháng sinh sang Mỹ có thể là đòn đáp trả thương mại phù hợp.

Các chuyên gia khác cho rằng, hạn chế xuất khẩu thuốc sang Mỹ không chỉ ảnh hưởng đến khía cạnh đạo đức, mà còn có thể phản tác dụng.

“Ý tưởng này không hề thực tế. Nó chỉ càng khiến Mỹ giáng đòn mạnh hơn nhằm vào các công ty công nghệ Trung Quốc”, Shi Yinhong, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Renmin, cố vấn chính phủ Trung Quốc, nói.

Chuỗi cung ứng thuốc men và thiết bị y tế hiện đang là chủ đề chính trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng. Cả Tổng thống Mỹ Donald Trump và ứng viên tổng thống Mỹ đảng Dân chủ Joe Biden đều cam kết sẽ giải quyết vấn đề này, sau khi đại dịch Covid-19 khiến nước Mỹ rơi vào tình trạng thiếu thiết bị y tế và đồ bảo hộ.

Ở thời điểm hiện tại, các công ty dược Mỹ chỉ tập trung xây dựng cơ sở nghiên cứu trong nước. Đối với những loại thuốc rẻ và có thể sản xuất đại trà, Mỹ nhường hoàn toàn thị trường cho Ấn Độ và Trung Quốc.

Ví dụ như thuốc kháng sinh, Mỹ đã ngừng sản xuất các thành phần cần thiết cho penicillin từ năm 2004. Năm ngoái, 40% lượng thuốc kháng sinh nhập khẩu vào Mỹ là từ Trung Quốc, chủ yếu là chloramphenicol, tetracycline và penicillin.

Một khi ngừng xuất khẩu các mặt hàng này, Trung Quốc sẽ khiến Mỹ điêu đứng. “Tất cả các bệnh viện ở Mỹ sẽ bị tê liệt vì không có thuốc men nhập khẩu từ Trung Quốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh”, Zhang Weiwei giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Fudan, nhận định.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Trung Quốc cũng là nhà sản xuất dược phẩm hoạt tính (API) lớn nhất thế giới. Đây là các thành phần tiền chất được sử dụng trong các loại thuốc gốc.

Hơn 11.000 nhà cung cấp dược phẩm, bao gồm Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) không có thông tin cụ thể về tỉ trọng API được sản xuất tại Trung Quốc.

Nhưng trong một lá thư gửi tới Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ vào tháng 8.2019, Chủ tịch ủy ban tài chính Thượng viện Mỹ, Chuck Grassley ước tính khoảng 80% nguyên liệu thuốc men nhập khẩu vào Mỹ là từ Trung Quốc và Ấn Độ.

Ấn Độ là quốc gia sở hữu các công ty dược hàng đầu thế giới, nhưng cũng nhập khẩu 75% API từ Trung Quốc. Lý do đơn giản là nhập khẩu sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất.

Không chỉ dừng lại ở đó, Trung Quốc cũng đang là nhà sản xuất và xuất khẩu vitamin lớn nhất thế giới.

“Nếu Trung Quốc dùng đòn mạnh nhất, các công ty dược Mỹ sẽ không thể tìm được nguồn hang thay thế, ít nhất là trong vài năm”, ông Shi nói.

Nhưng ngược lại, các công ty dược Trung Quốc cũng chịu thiệt hại vì mất đối tác quan trọng là Mỹ. “Đến cuối cùng, Mỹ còn nhiều đòn đáp trả hơn Trung Quốc”, ông Shi nói.

Zhao Daojiong, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, nói: “Một khi Trung Quốc ngừng xuất khẩu thuốc sang Mỹ, các công ty dược sẽ phải chuyển dịch hoạt động sản xuất ra nước ngoài. Đó là con dao hai lưỡi”.

Rachna Shah, giáo sư công tác tại Đại học Minnesota, Mỹ, nói: “Nếu Trung Quốc quyết chơi rắn thì Mỹ có thể tự mình sản xuất dược phẩm. Sẽ mất thời gian để bắt đầu lại từ con số 0 nhưng cũng không vấn đề gì, vì Mỹ có năng lực nghiên cứu”.

Bà Shah nhắc đến việc Mỹ có thể thay thế Trung Quốc để trở thành nhà sản xuất dược phẩm hoạt tính (API) lớn nhất thế giới. “Đó là cách duy nhất để hạn chế lệ thuộc vào thuốc men nhập khẩu từ Trung Quốc”, bà Shah nói.

“Mỹ nắm được cách sản xuất các nguyên liệu cho thuốc men, xây dựng các nhà máy sản xuất ngay trên đất Mỹ sẽ không mất nhiều thời gian”, bà Shah nhận định.

Thái Lan đột ngột ”quay lưng”, gây sốc với Trung Quốc

Tham vọng vươn ra biển lớn của Trung Quốc sẽ tạm thời bị kẹt lại ở eo biển Malacca, khi Thái Lan công khai ý định tìm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN