Trung Quốc chuốc phiền toái vì sở hữu hạm đội lớn nhất thế giới?
Hải quân Trung Quốc (PLAN) những năm gần đây phát triển nhanh chóng, trở thành lực lượng quy mô lớn nhất thế giới, nhưng điều này cũng đặt ra các thách thức.
Các tàu chiên Trung Quốc tham gia duyệt binh năm 2018.
Theo Business Insider, sau 20 năm kể từ những năm 2000, hải quân Trung Quốc chỉ là lực lượng khiêm tốn đóng vai trò phòng thủ ven bờ. Phần lớn hạm đội Trung Quốc vào đầu những năm 2000 lạc hậu so với thế giới. Các chiến hạm mới xuất xưởng khi đó cũng thua kém về công nghệ so với các cường quốc hải quân khác.
Ngày nay, mọi thứ đã thay đổi. Báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc cho biết, hải quân Trung Quốc đang vận hành khoảng 355 chiến hạm, trong đó có 145 tàu chủ lực.
Hải quân Trung Quốc hiện sở hữu nhiêu tàu chiến nhất thế giới, bổ sung các tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo, các tàu khu trục cỡ lớn và nhiều tàu nhỏ hơn.
Những chiến hạm này mang theo hệ thống vũ khí đủ mạnh để cạnh tranh với các cường quốc hải quân khác, thậm chí nhiều tàu chiến được trang bị các khí tài hiện đại nhất.
Một điểm đáng chú ý khác là chỉ còn một số ít các tàu chiến Trung Quốc còn hoạt động ngày nay được đóng từ những năm 2000. Hầu hết đều là các tàu mới. 36 trong số 40 tàu khu trục và 38 trong số 43 tàu hộ vệ của Trung Quốc được đóng trong 20 năm trở lại đây.
Hạm đội Trung Quốc tham gia diễu hành năm 2009.
Trong khi đó, hải quân Mỹ vận hành hạm đội có tuổi đời cao hơn nhiều. 27 trong số 70 tàu khu trục của hải quân Mỹ được biên chế từ thế kỷ 20. 8 trong số 11 tàu sân bay, 21 tuần dương hạm, 28 trong số 50 tàu ngầm tấn công hạt nhân và 14 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo đều được chế tạo từ thế kỷ trước.
Theo Business Insider, hải quân Trung Quốc sở hữu các tàu mới hơn không có nghĩa là có năng lực tác chiến vượt trội hơn Mỹ. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy các nỗ lực xây dựng hạm đội quy mô lớn với các chiến hạm mới không phải lúc nào cũng thành công.
Hải quân Đức dù sở hữu các tàu chiến mới nhất, từng thảm bại trước hải quân Anh. Hải quân Liên Xô từng sở hữu những tàu chiến khổng lồ uy lực, nhưng cuối cùng bị bỏ hoang tại các bến tàu.
Business Insider cho rằng, nguyên nhân là do duy trì một hạm đội khổng lồ về lâu dài sẽ đặt ra gánh nặng chi phí rất lớn.
Liêu Ninh là tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.
Duy trì hạm đội trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu với trang thiết bị tốt và thủy thủ được đào tạo bài bản là điều vô cùng tốn kém.
Rất ít quốc gia có thể duy trì các hạm đội lớn trong thời gian dài. Hải quân hoàng gia Anh từng vươn tầm ảnh hưởng ra khắp thế giới, đến nay ngày càng cắt giảm số lượng tàu chiến để tiết kiệm chi phí.
Theo Business Insider, các chiến hạm là khoản đầu tư khổng lồ, đòi hỏi ngân sách bảo trì lớn, trong khi có thể lỗi thời nhanh chóng.
Càng mở rộng lực lượng, hải quân Trung Quốc lại càng thu hút sự chú ý của các cường quốc và đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là Mỹ và các nước láng giềng.
Business Insider kết luận, Trung Quốc chỉ có thể duy trì lợi thế về hạm đội quy mô lớn trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó càng chịu gánh nặng về chi phí, trong khi các cường quốc khác đã chế tạo các loại vũ khí mới hiện đại hơn.
Tư duy tác chiến của hải quân Trung Quốc đã lỗi thời, không còn phù hợp ở thời đại mới, có thể tác động trực tiếp...
Nguồn: [Link nguồn]