Trung Quốc cho nổ đê, giải phóng sức ép của nước lũ ở tỉnh An Huy

Chính quyền miền trung Trung Quốc sáng sớm ngày 19.7 đã cho nổ một đoạn đê để giải phóng lượng nước tích tụ ở trong sông, trong bối cảnh đợt mưa lũ lớn đã khiến thêm 14 người thiệt mạng.

Đập Tam Hiệp đã trải qua đỉnh lũ hôm 18.7.

Đập Tam Hiệp đã trải qua đỉnh lũ hôm 18.7.

Hãng thông tấn AP dẫn nguồn tin từ truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cho biết, một đoạn đê trên sông Trừ Hà ở tỉnh An Huy được cho nổ tung vào sáng sớm ngày 19.7 bằng thuốc nổ, cho nước chảy vào đồng cỏ có đê bao (được dùng làm nơi dự phòng chứa lũ).

Mực nước trên sông Trừ Hà được dự báo sẽ giảm còn 70cm. Mực nước ở nhiều con sông tại Trung Quốc, bao gồm sông Dương Tử, đạt mức cao bất thường trong năm vì mưa lũ phức tạp.

Cho nổ đê kè để giải phóng nước lũ là biện pháp cực đoan từng được Trung Quốc áp dụng trong thảm họa lũ lụt tồi tệ năm 1998. Năm đó, ước tính hơn 2.000 người ở Trung Quốc thiệt mạng và hơn 3 triệu căn nhà bị phá hủy.

Đập thủy điện Tam Hiệp trên sông Dương Tử gần đây đã mở 3 cửa xả lũ khi nước đã tích tụ ở thân đập đến mức 160,17 mét, vượt 15 mét so với mức cảnh báo lũ.

Một đợt lũ mới dự kiến sẽ đổ dồn xuống đập Tam Hiệp từ thượng nguồn vào ngày 21.7 tới.

Tại những nơi khác, các binh sĩ và công nhân Trung Quốc tích cực gia cố đê kè, ngăn lũ bằng bao cát. Hôm 18.7, lính cứu hỏa Trung Quốc đã khắc phục thành công đoạn đê bị vỡ ở hồ Bà Dương – hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc.

Sự cố vỡ đê xảy ra hồi tuần này đã khiến 15 ngôi làng lân cận bị ngập lụt, nhấn chìm một lượng lớn đất nông nghiệp ở tỉnh Giang Tây. Ước tính hơn 14.000 người được đưa đi sơ tán.

Mưa lũ thường xảy ra hàng năm ở Trung Quốc, đặc biệt là ở các tỉnh miền trung và miền nam. Nhưng mưa lũ lớn bất thường trong năm nay đã khiến hơn 150 người thiệt mạng hoặc mất tích.

Riêng trong ngày 18.7, ít nhất 14 người chết được ghi nhận tại Trùng Khánh và tỉnh Hồ Bắc. Hơn 20.000 người đã được sơ tán và 1.031 ngôi nhà bị phá hủy.

Hơn 2,2 triệu người phải sơ tán vì lũ lụt ở Trung Quốc. Thiệt hại về kinh tế có thể lên tới 12 tỉ USD.

Mối lo ngại hiện đang đổ dồn vào thành phố Vũ Hán, nơi có sông Dương Tử chảy qua. Mực nước ở đoạn sông chảy qua Vũ Hán đã vượt mức báo động từ hồi đầu tuần và được dự báo sẽ còn tăng cao.

Nguồn: [Link nguồn]

Trung Quốc nói gì về tình trạng đập Tam Hiệp trong đợt lũ lớn nhất trong năm?

Đập Tam Hiệp – công trình thủy điện lớn nhất hành tinh ở Trung Quốc, đã trải qua đợt lũ lớn nhất trong năm trên sông...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - AP ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN