Trung Quốc chi 140 tỉ USD thâu tóm “sân sau” của Mỹ như thế nào?

Mỹ không quá bận tâm đến thương vụ Trung Quốc giúp Cuba nâng cấp mạng lưới điện. Nhưng nhìn toàn cảnh, Trung Quốc thống trị giao thương kinh tế với khu vực Mỹ Latin, nơi được coi là “sân sau” của Mỹ.

Cạnh tranh đầu tư và thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ở khu vực Mỹ Latin đang nghiêng về phía Trung Quốc. Ảnh minh họa.

Cạnh tranh đầu tư và thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ở khu vực Mỹ Latin đang nghiêng về phía Trung Quốc. Ảnh minh họa.

Đầu tuần này, Trung Quốc đạt thỏa thuận với Cuba về việc nâng cấp mạng lưới điện. Dự án là một phần trong sáng kiến Vành đại Con đường, là ví dụ mới nhất về một loạt các thỏa thuận cho vay, hợp tác thương mại, xây dựng cơ sở hạ tầng và các khoản đầu tư khác của Trung Quốc ở châu Mỹ Latin và vùng Caribe.

Kể từ năm 2005, 3 ngân hàng đầu tư lớn nhất Trung Quốc đã cho các quốc gia Mỹ Latin vay 140 tỉ USD để chi trả cho tất cả các dự án, từ nhà máy điện hạt nhân cho tới xây đập, xây đường sá, đường sắt, cảng biển và mạng lưới điện thoại.

Hàng tỉ đô la cũng được Trung Quốc cho vay thông qua ngân hàng thương mại, các quỹ đầu tư và các thỏa thuận khác vốn rất khó theo dõi.

Hợp tác thương mại của Trung Quốc với khu vực Mỹ Latin đã tăng 25 lần sau 20 năm, từ 12 tỉ USD năm 2000 tới 315 tỉ USD năm 2020.

Gần như một nửa các quốc gia Mỹ Latin coi Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất, thay vì Mỹ như trước đây, bao gồm 4 nền kinh tế lớn nhất khu vực là Brazil, Argentina và Colombia.

Năm 2000, hầu hết các quốc gia Mỹ Latin giao thương lớn nhất với Mỹ.

Năm 2000, hầu hết các quốc gia Mỹ Latin giao thương lớn nhất với Mỹ.

Một số quốc gia Mỹ Latin cũng quay sang thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, quay lưng với Đài Loan trong vài năm gần đây.

Thomas Shannon, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách chính trị giai đoạn 2016 – 2018, nói chiến lược kinh tế của Trung Quốc là cách để vô hiệu hóa mối đe dọa từ Mỹ ngay tại chính “sân sau” của Mỹ.

Cách Trung Quốc chiếm ưu thế về thương mại ở khu vực Mỹ Latin tương tự như ở các khu vực khác trên thế giới, đắc biệt là châu Phi.

Trung Quốc sử dụng ưu đãi vay lớn, lãi suất thấp, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng dẫn đến chi phí khổng lồ, từ đó chi phối các quốc gia trong khu vực.

Paraguay, Venezuela và Ecuador là các quốc gia Mỹ Latin đang nợ Trung Quốc tương đương 10% GDP. Một số quốc gia nhỏ bé như Grenada hay Cộng hòa Dominica cũng được Trung Quốc hào phóng cho vay hàng tỉ USD, dù các quốc gia này có nền kinh tế khiêm tốn.

Theo các dữ liệu chính thức, Venezuela nợ Trung Quốc tới 62 tỉ USD, theo sau là Brazil, Ecuador, Argentina và Bolivia. Cuba hiện chỉ còn nợ Trung Quốc 240 triệu USD, sau khi được Trung Quốc xóa khoản nợ 6 tỉ USD năm 2011. Đây cũng là mức xóa nợ lớn nhất của Trung Quốc cho một quốc gia.

Ở những quốc gia mà Trung Quốc chưa thể lôi kéo ảnh hưởng như Brazil, Argentina và Colombia, Trung Quốc tham gia vào các dự án quan trọng như năng lượng và vận tải với mục đích lâu dài.

Gần 20 năm sau, Trung Quốc chiếm ưu thế hoàn toàn.

Gần 20 năm sau, Trung Quốc chiếm ưu thế hoàn toàn.

Các công ty Trung Quốc hiện đang xây dựng hai nhà máy điện lớn cho Argentina, đều là các đập thủy điện ở Patagonia. Trung Quốc cũng để ngỏ khả năng giúp Argentina xây dựng nhà máy điện hạt nhân thứ ba.

Ở Brazil, Trung Quốc mua 90% cổ phần cảng Paranagua, cảng container lớn thứ hai ở nước này và đầu tư 1,3 tỉ USD để xây dựng mạng lưới giao thông của Brazil.

Mạng lưới giao thông ở Colombia cũng do phía Trung Quốc xây dựng, bao gồm tàu điện ngầm mới, một hệ thống xe điện liên kết các vùng ngoại ô, một mạng lưới xe buýt điện và sửa chữa đường cao tốc ở phía nam của đất nước.

Theo các chuyên gia, bất cứ dự án nào ở khu vực mà Mỹ có thể nhảy vào, Trung Quốc đều can thiệp, dù chất lượng và hiệu quả không bằng.

Ví dụ như đập thủy điện Coca Codo Sinclair mà Trung Quốc giúp Ecuador xây dựng cách đây một thập kỷ, nay đã phát hiện một số vết nứt và các vấn đề kỹ thuật.

“Rất ít dự án Trung Quốc có ý nghĩa về mặt kinh tế. Tiêu chuẩn xây dựng của Trung Quốc cũng không cao”, giới chức Mỹ từng nhận định.

Cuộc cạnh tranh mới nhất giữa Mỹ và Trung Quốc trong khu vực là hợp đồng cung cấp mạng 5G. Trung Quốc muốn Huawei đưa mạng 5G tới Mỹ Latin, còn Mỹ yêu cầu các quốc gia từ chối vì vấn đề an ninh quốc gia.

Chưa rõ tương lai như thế nào, nhưng Mỹ đã bị Trung Quốc bỏ lại phía sau trong nỗ lực thu hút ảnh hưởng ở Mỹ Latin. Tháng 9 vừa qua, đại sứ Ecuador tại Mỹ, Ivonne Baki, nói: “Mỹ đang đánh mất ảnh hưởng ở Mỹ Latin so với Trung Quốc mà không có bất kì giải pháp nào”.

Trung Quốc và cơ hội trở thành siêu cường thế giới

Kinh tế suy thoái, dân số già hóa, quân sự và ngoại giao bị cô lập là những thách thức nghiêm trọng khiến Trung Quốc không...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail ([Tên nguồn])
Quan hệ Mỹ - Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN