Trung Quốc cảnh báo già hóa dân số nghiêm trọng

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Trung Quốc có thể bước vào giai đoạn già hóa nghiêm trọng khi số người từ 60 tuổi trở lên dự báo chiếm hơn 30% tổng dân số nước này vào năm 2035.

The Paper đưa tin, ngày 20/9, Ủy ban Y tế Trung Quốc đã tổ chức họp báo, thông báo tiến độ và hiệu quả của công việc về vấn đề già hóa dân số, thực trạng đang được dư luận nước này quan tâm.

Trung Quốc có thể bước vào giai đoạn già hóa dân số nghiêm trọng. Ảnh minh họa

Trung Quốc có thể bước vào giai đoạn già hóa dân số nghiêm trọng. Ảnh minh họa

Tại buổi họp báo, ông Vương Hải Đông, Giám đốc Vụ Lão hóa của Ủy ban Y tế Trung Quốc, nêu rõ đặc điểm của sự già hóa tại nước này hiện nay là "số lượng lớn, tốc độ nhanh, chênh lệch lớn và nhiệm vụ nặng nề".

Ông Vương cho biết cụ thể đến tính đến hết năm 2021, số lượng người từ 60 tuổi trở lên của cả nước đạt 267 triệu người, chiếm 18,9% tổng dân số; số người từ 65 tuổi trở lên đạt từ 200 triệu trở lên, chiếm 14,2% tổng dân số.

"Ước tính trong thời kỳ Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025), tổng dân số người từ 60 tuổi trở lên sẽ vượt 300 triệu người, chiếm hơn 20%, bước vào giai đoạn già hóa vừa phải. Khoảng năm 2035, số người từ 60 tuổi trở lên sẽ vượt quá 400 triệu người, chiếm hơn 30% tổng dân số, bước vào giai đoạn già hóa nghiêm trọng", ông Vương nói.

Về sự khác biệt lớn giữa các khu vực trong quá trình già hóa dân số, ông Vương cho biết số lượng người cao tuổi ở thành thị nhiều hơn ở nông thôn nhưng mức độ già hóa ở nông thôn lại cao hơn so với ở các khu vực thành thị.

Theo số liệu năm 2020, Trung Quốc có 10 tỉnh có dân số từ 60 tuổi trở lên chiếm hơn 20% dân số địa bàn, chủ yếu ở vùng Đông Bắc, tỉnh Tứ Xuyên và thành phố Trùng Khánh.

Ông Vương cho rằng vào khoảng năm 2050, quy mô và tỷ lệ dân số già ở Trung Quốc sẽ tiếp tục lập đỉnh. Khi dân số già tiếp tục gia tăng thì mức độ già hóa dân số "ngày càng sâu sắc", điều này đặt ra những thách thức đối với việc cung cấp các dịch vụ công và sự phát triển bền vững của hệ thống an sinh xã hội.

"Trong bước tiếp theo, chúng tôi sẽ thực hiện nghiêm túc chiến lược quốc gia về chủ động đối phó với tình trạng già hóa dân số, tuân thủ khái niệm già hóa tích cực, thúc đẩy già hóa lành mạnh và nỗ lực sáng tạo phương án ứng phó với già hóa dân số mang đặc trưng của Trung Quốc", ông Vương Hải Đông khẳng định.

Trước đó, số liệu về mức sinh công bố hồi tháng 7 cho thấy, số trẻ mới được sinh vào năm 2021 là thấp nhất trong nhiều thập kỷ ở một số tỉnh Trung Quốc. Các bà mẹ nước này chỉ sinh 10,62 triệu trẻ em vào năm 2021, giảm 11,5% so với năm 2020.

Dữ liệu cũng cho thấy dân số Trung Quốc tăng thêm 480.000 người, lên 1,4 tỉ người vào năm ngoái, giảm từ mức tăng 2,04 triệu vào năm 2020.

Một số nhà nhân khẩu học tin rằng dân số Trung Quốc đạt đỉnh vào 2021. Báo cáo về "Triển vọng dân số thế giới 2022" của Liên Hiệp Quốc công bố dự báo dân số Trung Quốc sẽ bắt đầu giảm vào năm 2023.

Số người sống hơn 1 thế kỷ ở Nhật Bản đạt kỷ lục mới

Việc số người thọ hơn 100 tuổi ở Nhật Bản tăng nhấn mạnh các thách thức mà quốc gia Đông Á này phải đối mặt khi dân số già nhanh chóng. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoa Vũ (The Paper) ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN