Trung Quốc - Ấn Độ đều đã sẵn sàng cho chiến tranh
Trung Quốc và Ấn Độ đã sẵn sàng cho một cuộc xung đột có thể xảy ra nếu những nỗ lực đàm phán ở biên giới không thu về hiệu quả, theo những nhà quan sát chính trị.
Vị trí đảo Andaman và Nicobar.
Vào ngày 11.8, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Arun Jaitley trả lời trước Quốc hội rằng quân đội nước này “sẵn sàng chiến đấu với bất kì thế lực nào”, theo tờ Indian Express.
Nguồn tin thân cận trong quân đội Trung Quốc cho biết Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đang nâng cao cảnh giác về nguy cơ chiến tranh. Tuy nhiên, họ vẫn mong muốn giảm căng thẳng để tránh một cuộc đụng độ không cần thiết.
Trung Quốc tập bắn đạn thật.
“Quân đội Trung Quốc sẽ không đánh nhau trên bộ với quân đội Ấn Độ. Thay vào đó, chúng tôi sẽ đưa máy bay, tên lửa chiến lược tới cao nguyên Doklam để đảm bảo quân Ấn Độ không tràn sang Trung Quốc”, một quan chức Trung Quốc trả lời tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng. Ông khẳng định quân đội Ấn Độ sẽ không thể nào “trụ vững trong một tuần trước sức tấn công của Trung Quốc”.
Một nguồn tin quân sự khác cho biết quân khu phía tây của Trung Quốc đã được yêu cầu chuẩn bị chiến tranh với Ấn Độ nếu xung đột ở Doklam diễn ra. Một số người trong quân đội Trung Quốc nói rằng sẽ phải chiến đấu với Ấn Độ vì họ đã “tràn sang lãnh thổ Trung Quốc” tại cao nguyên Doklam.
Bộ binh Ấn Độ luyện tập bắn đạn thật.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia về chiến lược quân sự Ấn Độ cảnh báo rằng một khi tiếng súng vang lên, cuộc xung đột sẽ chuyển thành chiến tranh tổng lực. Điều đó có thể khiến New Delhi chặn đường biển của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương.
“Bất kì sự leo thang quân sự nào của quân đội Trung Quốc cũng sẽ nhận sự đáp trả thích đáng từ quân đội Ấn Độ”, tiến sĩ Rajeev Ranjan Chaturvedy, chuyên gia cao cấp từ Đại học Quốc gia Singapore, nói. “Điều này gây hại cho cả hai nhưng một khi Bắc Kinh leo thang quân sự, cuộc chiến sẽ không có giới hạn. Thậm chí là chiến tranh trên biển”.
Rajeswari Rajagopalan, một nhà phân tích quân sự từ tổ chức Observer Research Foundation tại New Delhi nói: “Nếu chiến tranh tổng lực diễn ra, hải quân Ấn Độ sẽ ngăn Trung Quốc di chuyển vào vịnh Bengal hoặc Ấn Độ Dương”.
Quân đội Ấn Độ duyệt binh.
Trung Quốc phụ thuộc lớn vào nhiên liệu nhập khẩu, theo số liệu của chính phủ Trung Quốc đưa ra. 80% lượng dầu Trung Quốc nhập khẩu đi qua Ấn Độ Dương hoặc eo biển Malacca. Xung đột với Ấn Độ có thể ảnh hưởng tới quá trình phát triển toàn cầu của Trung Quốc.
Chuyên gia quân sự Lí Kiệt ở Bắc Kinh nói rằng năm 2010, Ấn Độ đã xây dựng một căn cứ hải quân ở Adaman và đảo Nicobar, gần eo biển Malacca. Nơi hẹp nhất ở đây dài 1,7 km.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa của Ấn Độ.
“Năm 2010, Ấn Độ cũng nâng cấp hai đường băng trên hòn đảo này để phục vụ chiến đấu cơ và máy bay do thám”, chuyên gia Lí Kiệt nói. “Tất cả những động thái này tạo điều kiện cho Ấn Độ có thể chặn đứng tàu hàng và tàu chiến Trung Quốc đi vào Ấn Độ Dương nếu xung đột quân sự diễn ra”.
Vào tháng 7 vừa qua, Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản đã hoàn thành cuộc tập trận 10 ngày trên biển mang tên Malabar tại vịnh Bengal. Đồng thời, Mỹ cũng bán số máy bay vận tải trị giá 365 triệu USD cho Ấn Độ. Ngoài ra, máy bay do thám không người lái tổng giá trị hơn 2 tỉ USD cũng được quân đội Ấn Độ mua.
Ấn Độ hiện có số lượng tăng chủ lực vượt Trung Quốc.
Hiện tại, quân đội Ấn Độ có 8 chiếc Boeing P-8A Poseidon chuyên săn tàu ngầm ở Ấn Độ Dương.
Năm 1962, Ấn Độ và Trung Quốc từng đánh nhau sau một loạt các động thái căng thẳng ở biên giới. Cuộc chiến nhanh chóng kết thúc dù Trung Quốc đang có lợi thế lớn. Chuyên gia Chaturvedy nói rằng Ấn Độ học ra nhiều điều trong qua khứ và sẽ chuẩn bị tốt hơn trong tương lai.
Chuyên gia quân sự ở Macau Antony Wong Dong nói rằng hai bên đang đánh giá thấp lẫn nhau: “Nếu xung đột lan ra tới biển, quân đội Trung Quốc sẽ rất khó đánh thắng quân đội Ấn Độ, nhất là khi New Delhi đang sở hữu 8 máy bay diệt ngầm Poseidon hiện đại”.
Báo Trung Quốc ngày 9.8 đăng tải bài xã luận kêu gọi Ấn Độ rút quân khỏi khu vực tranh chấp trên cao nguyên Doklam trước...