Trung Quốc âm thầm "tiến quân" vào Pakistan như thế nào?
Thông tin Trung Quốc có kế hoạch xây dựng căn cứ hải quân thứ hai gần khu cảng chiến lược của Pakistan đã chứng minh mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Islamabad hiện ở mức thân thiết hơn bao giờ hết.
Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), trong những năm gần đây, Trung Quốc và Pakistan đã cùng đẩy mạnh mối quan hệ song phương trong lĩnh vực quân sự và quốc phòng nhằm đối phó với đối thủ chung là Mỹ và Ấn Độ.
Dưới đây là 5 lĩnh vực chủ chốt thể hiện quan hệ mật thiết giữa Trung Quốc và Pakistan:
Chiến đấu cơ Thần Sấm JF-17 được xem là biểu tượng cho quan hệ hợp tác quân sự giữa Trung Quốc và Pakistan.
Chiến đấu cơ JF-17
Được Trung Quốc thiết kế và sản xuất tại Pakistan, chiến đấu cơ Thần Sấm JF-17 ra đời vào năm 2011 với mục tiêu giúp không quân Pakistan thay thế phi đội máy bay quân sự lỗi thời Dassault Mirage III/5 vào năm 2020. Tuy nhiên, trong năm 2011 và 2016, JF-17 đã hai lần gặp nạn.
Dù còn nhiều nghi vấn liên quan tới độ an toàn hoạt động, song Islamabad vẫn quảng cáo JF-17 là thế hệ chiến đấu cơ phù hợp với các nước phát triển. Năm 2015 cũng là năm đầu tiên đánh dấu Pakistan xuất JF-17 sang một quốc gia châu Á không được tiết lộ tên.
Tàu ngầm bí mật
Năm 2016, Bắc Kinh đồng thuận bán cho Pakistan 8 tàu ngầm tấn công chạy điện – diesel với tổng trị giá từ 4 – 5 tỷ USD vào năm 2028.
Dù thông tin về loại tàu ngầm Trung Quốc bán cho Pakistan không được tiết lộ, nhưng theo giới phân tích khả năng đây là tàu ngầm tấn công truyền thống lớp Yuan Type 039 và Type 041.
Các tàu ngầm sẽ do Công ty Thương mại đóng tàu Trung Quốc cung cấp. Ngoài ra, Bắc Kinh còn tạo điều kiện cung cấp cho Pakistan khoản vay dài hạn với lãi suất thấp để mua tàu ngầm.
Tập trận hải quân
Vào tháng 12/2017, hải quân Trung Quốc và Pakistan đã tổ chức cuộc tập trận chung song phương lần thứ 5 ở Thượng Hải.
Nhằm tăng cường khả năng phối hợp hành động giữa hải quân hai nước, cuộc tập trận chung có sự tham gia của tàu hộ vệ Jinzhou của Trung Quốc và tàu hộ vệ Saif của Pakistan.
Trung Quốc cũng đã điều động các chiến đấu cơ J-11, máy bay ném bom JH-7, máy bay cảnh báo sớm KJ-200 cùng lực lượng lục quân tham gia diễn tập. Phía Pakistan đã cử chiến đấu cơ JF-17 và máy bay cảnh báo sớm tập trận với hải quân Trung Quốc.
Quân đội Trung Quốc - Pakistan tập trận.
Chống khủng bố
Trong cuộc họp Bộ trưởng Ngoại giao 3 nước đầu tiên vào tháng 12/2017, Trung Quốc, Pakistan và Afghanistan đã đồng thuận tăng cường hợp tác nhằm cải thiện tình hình ổn định trong khu vực cũng như thúc đẩy nền kinh tế 3 nước.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị khẳng định, 3 nước đã hoàn toàn đồng thuận về chiến lược tiêu diệt khủng bố. Trung Quốc cũng xem Tân Cương, khu vực ở cực tây và nhạy cảm nhất tại quốc gia này, là căn cứ cho quan hệ hợp tác kinh tế giữa 3 nước.
Bắc Kinh còn hy vọng sự ổn định ở Afghanistan và Pakistan sẽ giúp Trung Quốc kiểm soát tốt hơn khu vực biên giới Tân Cương cũng như tăng cường an ninh trên tuyến đường thương mại xuyên lục địa cùng dự án phát triển cơ sở hạ tầng mang tên “Vành đai và con đường”.
Đối thoại quốc phòng cấp cao
Vào tháng 8/2017, Tướng Phòng Phong Huy, cựu Ủy viên quân ủy trung ương Trung Quốc đã tổ chức các cuộc đối thoại cấp cao với Tổng tham mưu trưởng quân đội Pakistan Raheel Sharif.
Cuộc họp này diễn ra sau khi “cơ chế 4 bên” được thành lập bao gồm các cuộc đối thoại giữa Trung Quốc, Pakistan, Afghanistan và Tajikistan.
Tại cuộc họp, Tướng Phòng Phong Huy cho hay, Trung Quốc sẵn lòng tăng cường hợp tác với Pakistan trong nhiều lĩnh vực bao gồm xây dựng và tăng cường an ninh trong khu vực.
Về phần mình, Tướng Raheel khẳng định Pakistan sẽ tiêu diệt các nhóm khủng bố khét tiếng như Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan và bảo vệ an ninh cho Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan.
Sputnik đưa tin, Trung Quốc sẽ xây dựng căn cứ hải quân thứ hai tại Pakistan sau khi vừa mới khánh thành căn cứ quân sự...