Trung Quốc: 10 vạn con vịt lên đường dập dịch châu chấu châu Phi
Dịch châu chấu đã tàn phá khắp phía đông châu Phi và hiện đã lan tới khu vực biên giới Tân Cương, Trung Quốc.
Nước láng giềng Pakistan đã ban bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc do tình trạng thiếu lương thực có thể xảy ra. Thủ tướng Pakistan, ông Imran Khan gọi đây là “dịch châu chấu tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ”.
Theo Mạng lưới Truyền hình toàn cầu Trung Quốc (CGTN), hơn 100.000 con vịt tại tỉnh Tân Cương đã được triển khai để đối phó với dịch châu chấu.
Đoạn video được CGTN chia sẻ cho thấy, hàng nghìn con vịt chạy trên dọc một con đường. Chúng ăn những con châu chấu bay qua.
Sáng kiến sử dụng vịt diệt châu chấu đã nhân được sự ủng hộ từ các thành viên trên mạng xã hội Twitter.
“Hãy quay video dài hơn, ý tưởng này thật tuyệt vời”, một cư dân mạng viết, trong khi một người khác bình luận: “Tiến lên những chú vịt phi thường!”.
Tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc cũng cho biết, năm 2018, một tập đoàn ở Tân Cương cũng từng dùng gà và vịt để đối phó với nạn châu chấu. Một con vịt có thể "kiểm soát" 4m2 và ăn châu chấu trong đó - một giải pháp thân thiện với kinh tế và môi trường so với dùng thuốc trừ sâu.
Năm 2017, dịch châu chấu đã xảy ra ở tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp địa phương. Tuy nhiên, vì châu chấu chiên là một món ăn truyền thống trong ẩm thực địa phương, một số nông dân đã chuyển sang bắt châu chấu để bán. "Thu hoạch ngô của chúng tôi chắc chắn sẽ giảm, nhưng việc bắt châu chấu mang lại cho tôi nhiều tiền hơn", Hoàn Cầu trích dẫn lời một người dân nói trên trang The News News.
Thậm chí châu chấu còn được nuôi bởi một số trang trại ở Sơn Đông, tỉnh Vân Nam của vùng tây nam và tỉnh Cát Lâm ở đông bắc Trung Quốc.
Tuy nhiên, khi dịch châu chấu hoành hành năm 2017, Sơn Đông đã phải sử dụng trực thăng và máy bay không người lái để ngăn chặn và kiểm soát. Sản xuất nông nghiệp ở một số vùng giảm 20 đến 30%.
Nguồn: [Link nguồn]
Đàn châu chấu khổng lồ tàn phá mọi thứ dọc hành trình di chuyển của chúng ở miền nam nước Nga.