Trừng phạt quyết liệt nhưng Nga không lùi bước: Phương Tây  ngày càng bất ổn

Các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm khiến nền kinh tế Nga tê liệt, cô lập Nga và tạo ra bất ổn xã hội đến mức Moscow phải ngừng chiến dịch quân sự ở Ukraine. Trên thực tế, chính phương Tây đang đối mặt với những bất ổn lớn nhất.

Tổng thống Nga Vladimir Putin từng khẳng định sẽ tiếp tục chiến dịch quân sự ở Ukraine cho đến khi đạt được toàn bộ các mục tiêu đề ra.

Tổng thống Nga Vladimir Putin từng khẳng định sẽ tiếp tục chiến dịch quân sự ở Ukraine cho đến khi đạt được toàn bộ các mục tiêu đề ra.

Cuộc xung đột ở Ukraine và các lệnh trừng phạt đã tạo ra nhiều rắc rối lớn cho phương Tây, bao gồm lạm phát tăng cao bất thường, giá khí đốt tăng vọt và chỉ còn vài tháng nữa trước khi thiếu khí đốt phục vụ sưởi ấm vào mùa đông, theo báo Mỹ Newsweek.

Bất ổn chính trị đang xuất hiện rộng khắp ở châu Âu, từ việc Thủ tướng Anh Boris Johnson từ chức, chính phủ Italia có nguy cơ sụp đổ, Thủ tướng Bulgaria đệ đơn từ chức, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hứng chỉ trích vì cáo buộc “đi đêm” với Uber cho tới việc chính phủ Hungary tuyên bố tình trạng khẩn cấp về năng lượng.

Các vấn đề trên đặt dấu hỏi về quyết tâm và khả năng duy trì ủng hộ Ukraine của các chính phủ phương Tây trong khi Nga vẫn là nhà cung cấp dầu thô, khí đốt và than đá chính cho châu Âu.

“Ở châu Âu, mọi người đang lo ngại về những gì sẽ xảy ra trong vài tháng tới, với giá năng lượng tăng cao, nền kinh tế trì trệ và khả năng công chúng không còn ủng hộ lập trường cứng rắn với Nga”, Bruce Stokes, một chuyên gia cấp cao tại Quỹ Marshall của Mỹ, nói với Newsweek. 

Ở thời điểm hiện tại, sự dao động của phương Tây liên quan đến lệnh trừng phạt khiến Nga được hưởng lợi lớn nhất. “Ở một mức độ nào đó, sự hỗn loạn ở phương Tây đang phục vụ lợi ích của Nga”, William J. Burns, Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên tờ The Atlantic.

Ông Burns thừa nhận nhiều quốc gia châu Âu đang đối mặt với bất ổn trong nước và người dân đang ngày càng mất lòng tin. “Một phương Tây hỗn loạn và chia rẽ khiến các biện pháp trừng phạt Nga ngày càng trở nên kém hiệu quả”, ông Burns nói.

Khi áp đặt các lệnh trừng phạt, các lãnh đạo phương Tây kì vọng “nền kinh tế Nga sẽ bị kéo lùi 15 năm, thậm chí gây sụp đổ”. 

Trong khi các lệnh trừng phạt đã ảnh hưởng tiêu cực đến một số lĩnh vực nhất định của nền kinh tế Nga, các chuyên gia đến nay vẫn chưa xác định được hiệu quả tổng thể.

Khi được hỏi liệu các biện pháp trừng phạt của phương Tây có hiệu quả hay không, nhà khoa học chính trị Nga Ilya Matveev nói điều này phụ thuộc vào các tiêu chí. Với mục đích khiến Nga phải ngừng chiến dịch quân sự, các lệnh trừng phạt của phương Tây đã thất bại.

“Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine với mục tiêu lâu dài. Các lệnh trừng phạt không thể làm thay đổi những tính toán này”, bà Matveev nói.

Doanh thu tăng vọt từ dầu mỏ, cùng với nợ nước ngoài thấp, giúp Nga tránh được những tác động tồi tệ nhất của các lệnh trừng phạt, Michael Alexeev, nhà kinh tế học tại Đại học Indiana Bloomington ở Mỹ, nói.

“Nga không hề khó khăn, không có nạn đói, chỉ là những thứ mà Nga có thể làm ra và tiêu thụ sẽ ngày càng đơn giản hơn”, ông Alexeev đánh giá.

Theo ông Alexeev, các lệnh trừng phạt vẫn đạt được thành công nhất định. Đó là làm suy yếu nền kinh tế Nga theo thời gian.

Nhưng vấn đề là phương Tây có thể không duy trì các lệnh trừng phạt được mãi và thời gian đang không ủng hộ.

Giá thực phẩm và năng lượng ở Mỹ đã tăng lần lượt là 9% và 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này làm suy giảm sự ủng hộ của công chúng với các lệnh trừng phạt Nga, đặc biệt là những người nghĩ rằng cuộc xung đột sẽ sớm kết thúc.

Trong bối cảnh xung đột ở Ukraine đã kéo dài được 5 tháng, tỉ lệ lạm phát hàng năm của Mỹ trong 12 tháng kết thúc vào tháng 6.2022 là 9,1%, mức cao nhất kể từ năm 1981 (10,33%), năm đầu tiên dưới thời Tổng thống Mỹ Ronald Reagan.

Theo khảo sát của Morning Consult, tỉ lệ người Mỹ ủng hộ trừng phạt Nga đã giảm còn 47%, so với mức 56% cách đây 3 tháng. Chỉ 44% số người Mỹ được hỏi nói rằng Washington có trách nhiệm phải giúp Kiev phòng vệ.

Thượng nghị sĩ Chris Coons, thành viên Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, nói sự thay đổi trong quan điểm của công chúng là điều đáng lo ngại.

“Tôi lo lắng về sự mệt mỏi của công chúng ở nhiều quốc gia vì giá cả tăng vọt và rằng họ có những mối quan tâm khác”, ông Coons nói trên tờ New York Times.

Theo chuyên gia Stokes, “một chính trị gia phương Tây nói lệnh trừng phạt Nga là điều không phải bàn cãi, nhưng những cử tri bầu cho chính trị gia này cũng cần nguồn năng lượng để sưởi ấm nhà cửa”.

'Vũ khí bí mật' của Tổng thống Putin sẽ phá bỏ vị thế bá chủ của Mỹ?

Truyền thông tại Washington cho rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin nắm trong tay một vũ khí bí mật, đủ sức phá bỏ vị thế bá chủ của Mỹ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Newsweek ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN