Trung lập kiểu Ukraine có nghĩa là gì?

Tình trạng trung lập được coi là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất giúp giải quyết cuộc xung đột hiện nay giữa Ukraine và Nga.

Trong khi chiến dịch quân sự của Nga đang tiếp diễn, các nhà đàm phán giữa của Kyiv và Moscow cũng đang tìm kiếm nỗ lực ngoại giao để giải quyết xung đột. Trong đó, "tình trạng trung lập" hiện đang là một trong những vấn đề hàng đầu được đặt lên bàn đàm phán lúc này giữa Nga - Ukraine. 

Được biết, ý tưởng về việc Ukraine duy trì tình trạng trung lập giữa Nga và phương Tây vốn không hề mới. Nhưng trong hơn 1 tháng kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt, ý tưởng này được coi là một trong những nguyên tắc quan trọng để đạt được hoà bình và một sự đảm bảo trong tương lai đối với an ninh Ukraine. 

Theo nghĩa rộng, tình trạng trung lập có nghĩa là Ukraine sẽ phải từ bỏ tham vọng gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và từ bỏ việc xây dựng bất kỳ cơ sở lắp đặt nào của NATO trên lãnh thổ của mình để đổi lấy một sự đảm bảo an ninh và ngăn chặn những nguy cơ xung đột khác trong tương lai.

Tình trạng trung lập được coi là một trong những vấn đề chính trong các cuộc thảo luận hiện nay giữa Ukraine và Nga. Ảnh: TASS

Tình trạng trung lập được coi là một trong những vấn đề chính trong các cuộc thảo luận hiện nay giữa Ukraine và Nga. Ảnh: TASS

Cả Nga và Ukraine đều có thể nhận được lợi ích từ vấn đề này. Trong đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từng thừa nhận Kyiv khó có thể gia nhập NATO và các quan chức nước này chỉ ra họ sẵn sàng thảo luận về tình trạng của đất nước. Đây cũng có thể là một điều khiến Nga hài lòng nếu việc giữ Ukraine bên ngoài NATO và liên minh phương Tây tránh xa biên giới của Nga là điều mà Tổng thống Vladimir Putin hướng tới trong chiến dịch quân sự đặc biệt hiện này. Trước đây, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov từng nói rằng một việc Ukraine cam kết duy trì tình trạng trung lập có thể được coi là "một loại thoả hiệp". 

Pascal Lottaz, trợ lý giáo sư nghiên cứu về tính trung lập tại Viện Nghiên cứu nâng cao Waseda (Nhật Bản), nhận xét tình trạng trung lập có thể là lựa chọn duy nhất mà tất cả các bên bao gồm Nga, Ukraine, Mỹ và NATO đạt được sự đồng thuận.

Tuy nhiên, có rất nhiều thứ cần bàn về tình trạng trung lập này. Trước đây, Ukraine cũng từng là một nước trung lập. Nhưng vào năm 2014, sau khi Nga sát nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ của họ, Kyiv đã quyết định từ bỏ quy chế trung lập. Trước khi Tổng thống Putin mở chiến dịch quân sự đặc biệt, Ukraine từng có mong muốn, dù rất khó thành hiện thực, gia nhập NATO. Vì vậy, Nga có thể sẽ hướng tới một sự trung lập khác so với tình trạng trung lập trước đây của Ukraine. Và trên thực tế, Tổng thống Putin đã nêu một mục tiêu khác của ông trong hoạt động quân sự lần này là "phi quân sự hoá" Ukraine. 

Mô hình quốc gia trung lập

Châu Âu vốn không còn xa lạ với mô hình các quôc gia trung lập ngay dù là ở thế kỷ 19 hay trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Như bà Ulrika Möller, phó giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Gothenburg (Thuỵ Điển) đã nói, trung lập là một công cụ để các quốc gia nhỏ hơn bảo vệ tính toàn vẹn chính trị của họ trước một nước láng giềng lớn hoặc cường quốc trong khu vực.

Nhiều nước châu Âu bao gồm Áo, Phần Lan, Thụy Điển, Ireland và Malta đều là các quốc gia trung lập hoặc không liên kết với Liên minh châu Âu (EU). Thuỵ Sĩ cũng là nước nổi tiếng với sự trung lập dù không thuộc EU.

Tất cả các quốc gia này đều có quân đội riêng vì họ có quyền tự vệ nếu ai đó vi phạm quyền trung lập đó. Một số nước, như Thụy Sĩ và Thụy Điển, đã chấp nhận một phiên bản trung lập trong nhiều thế kỷ. 

Nhiều chuyên gia nhận định trung lập là lựa chọn có thể được các bên đồng thuận. Ảnh: Getty 

Nhiều chuyên gia nhận định trung lập là lựa chọn có thể được các bên đồng thuận. Ảnh: Getty 

Ông Dmitry Pesko cho biết Nga và Ukraine đang thảo luận về khả năng thiết lập mô hình trung lập như kiểu Áo hoặc Phần Lan đối với Kyiv. Các chuyên gia cho rằng một mô hình trung lập kiểu Áo có thể là hình mẫu tốt đối với Ukraine.

Được biết, sau Chiến tranh thế giới II, các cường quốc Đồng minh (Pháp, Anh, Mỹ và Liên Xô) đã chiếm đóng Áo. Để chấm dứt sự chiếm đóng này, Áo đã đồng ý tuyên bố trung lập. Vào ngày 26/10/1955 - một ngày sau thời hạn cuối cùng quân đội nước ngoài rời khỏi Áo - Áo đã thông qua chế độ trung lập vĩnh viễn, đưa quy chế này vào hiến pháp của mình. Theo đó, Áo sẽ không tham gia các liên minh quân sự, sẽ không đứng về phía nào trong các cuộc chiến tranh trong tương lai và sẽ không cho phép xây dựng các căn cứ nước ngoài trên lãnh thổ của họ.

Theo thời gian, tính trung lập trở nên gắn liền với bản sắc chính trị của một quốc gia, bất kể nó được áp đặt hay lựa chọn. Ông Peter Ruggenthaler, Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Hậu quả Chiến tranh Ludwig Boltzmann, lưu ý rằng các đảng phái chính trị của Áo nói chung luôn cảnh giác với việc ủng hộ tư cách thành viên NATO và hầu hết người Áo cũng phản đối điều đó. Ông nói: "Đối với người dân thì câu hỏi về an ninh ít quan trọng hơn - nó chủ yếu là câu hỏi về sự ổn định".

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các tác nhân bên ngoài không thể tác động tới tình trạng trung lập này hoặc sự trung lập không thể bị "lung lay". Những ý kiến kêu gọi gia nhập NATO đã len lỏi ở Phần Lan và Thuỵ Điển kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Tuy nhiên, tỷ lệ người ủng hộ việc này vẫn chưa thật sự áp đảo. Bên cạnh đó, dù Phần Lan và Thuỵ Điển không phải thành viên chính thức nhưng họ vốn đã có quan hệ chặt chẽ với NATO.

Dù vậy, tình trạng trung lập vẫn là một công cụ địa chính trị có giá trị mà một quốc gia có thể sử dụng để thúc đẩy lợi ích của họ. Đó cũng là lý do tại sao các câu hỏi an ninh của châu Âu được đặt ra ở Helsinki trong Chiến tranh Lạnh và tại sao Vienna lại là nơi tổ chức các cuộc đàm phán về thỏa thuận với Iran ngày nay.

Trung lập đối với Ukraine dường như cũng là công cụ lý tưởng: Một nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ có thể trở thành vùng đệm giữa Nga và phần còn lại của châu Âu, xây dựng mối quan hệ với cả hai bên. Dù vậy, cũng không dễ để có thể nhanh chóng đạt được tình trạng này.

Nhiều vấn đề phức tạp

Khi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga vẫn tiếp diễn, triển vọng lớn nhất của một thoả thuận ngừng bắn là việc Ukraine đồng ý duy trì tình trạng trung lập. Ukraine từng cam kết trung lập sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, từ đó đến nay, mỗi hành động thay đổi tình trạng trung lập của Ukraine thường là để đáp lại các mối đe dọa từ Nga. Trong khi đó, Nga cũng hoàn toàn có lý do để lo ngại về an ninh nếu một quốc gia NATO tiếp giáp biên giới với họ.

Nhiều chuyên gia cho rằng chỉ một thoả thuận trung lập có thể sẽ không đủ để giải quyết tình hình. Vlad Mykhnenko, một nhà địa lý kinh tế tại Đại học Oxford, người đã viết về cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine, nhận xét ngay cả khi một thoả thuận được kí kết, điều đó cũng khó có thể ngăn chặn Nga nếu họ có ý định vi phạm. Điều này đã đặt ra câu hỏi lớn cho tình trạng trung lập của Ukraine: Ai sẽ đảm bảo cho tình trạng này?

Vấn đề này có thể được phần còn lại của thế giới, có thể là Mỹ và đồng minh, can thiệp. Ông Mykhnenko chỉ ra nếu một Ukraine trung lập một lần nữa bị tấn công, cần phải có một "đảm bảo cung cấp sự trợ giúp quân sự và khởi động lực lượng trên mặt đất". 

Một số quốc gia có thể hỗ trợ Ukraine trong tình huống này sẽ là những quốc gia bị đe doạ nhiều nhất trong trường hợp Kyiv bị tấn công, đó là châu Âu, Mỹ và NATO. Nhưng một số ý kiến ​​cho rằng việc này khó có thể được Nga chấp thuận. Bởi nếu NATO trở thành người bảo đảm cho Ukraine, thì Ukraine lại "không trung lập" theo đúng cách Moscow mong muốn.

Nếu NATO cam kết hỗ trợ Ukraine trong trường hợp Nga tiến hành một chiến dịch quân sự khác, điều này không khác gì việc Ukraine được hưởng tư cách thành viên của NATO, thứ duy nhất họ không có chỉ là một tên gọi chính thức. 

Mặt khác, Ukraine cũng sẽ khó có thể chấp nhận tình trạng trung lập nếu không có sự đảm bảo về an ninh. 

Các chuyên gia khác nhận xét các cơ chế phi quân sự, bao gồm các biện pháp trừng phạt tự động hoặc các hình phạt khác, có thể là một lựa chọn. Nhưng có vẻ như những điều đó sẽ không đủ đối với Ukraine. Ông P. Terrence Hopmann, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Johns Hopkins, chia sẻ: "Đây là một vấn đề mà chúng ta đang mắc kẹt, theo nhiều cách khác nhau".

Nguồn: [Link nguồn]

Chiến sự Ukraine: Tướng cấp cao Mỹ ở châu Âu thừa nhận tình báo có lỗ hổng

Theo một tướng cấp cao của Mỹ ở châu Âu, lỗ hổng trong việc thu thập thông tin tình báo của Mỹ khiến Washington đánh giá quá cao năng lực của Nga và hạ thấp khả năng phòng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hạnh (Theo Vox) ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN