Trọng tâm của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel J. Kritenbrink nhấn mạnh Mỹ sẽ duy trì cam kết mạnh mẽ với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Tại buổi họp báo trực tuyến trong tuần này sau chuyến công du Đông Nam Á, gồm các nước Singapore, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam và Brunei, ông Kritenbrink cho rằng khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là nơi sẽ viết nên phần lớn lịch sử của thế kỷ XXI và quyết định phần lớn sự thịnh vượng và an ninh của Mỹ trong tương lai.

Trong cuộc họp báo, ông cũng chia sẻ về những tiến bộ mà Mỹ cùng các đồng minh và đối tác Đông Nam Á đã đạt được trong hai năm qua, nhằm thúc đẩy một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương rộng mở, kết nối, thịnh vượng, có sức chống chịu và an ninh.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel J. Kritenbrink và Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ. Ảnh: Đại Sứ quán Mỹ

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel J. Kritenbrink và Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ. Ảnh: Đại Sứ quán Mỹ

Ông Kritenbrink nhấn mạnh trong suốt chuyến thăm 5 nước Đông Nam Á rằng bất chấp việc Mỹ và các đối tác đang đối mặt hàng loạt thách thức trên toàn cầu, Mỹ vẫn tập trung vào khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Trả lời phóng viên Báo Người Lao Động về câu hỏi "Mỹ sẽ có hành động cụ thể thế nào để thể hiện cam kết an ninh với các đối tác Đông Nam Á?", ông Kritenbrink nhấn mạnh trọng tâm của Mỹ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương – bao gồm cả Đông Nam Á – là đầu tư vào năng lực tập thể của các đối tác nhằm đảm bảo trật tự khu vực dựa trên luật lệ và ứng phó trước các thách thức chung.

Mỹ thực hiện điều đó thông qua toàn bộ lĩnh vực, từ hợp tác phòng chống dịch bệnh, chống biến đổi khí hậu cho đến đầu tư vào sự thịnh vượng kinh tế của đối tác. Trong lĩnh vực an ninh, Mỹ cũng đầu tư góp phần nâng cao năng lực của các đối tác.

Theo ông, các nước Đông Nam Á, đặc biệt là 5 quốc gia trong chuyến thăm của ông, quan ngại về tình hình ở biển Đông và mối quan tâm của Mỹ về vấn đề này cao hơn gấp 3 lần. Trước hết, ông nhấn mạnh Mỹ sẽ tiếp tục tập trung vào ngoại giao, bao gồm cả với các đối tác ASEAN, để đảm bảo tất cả quốc gia - trong đó có các bên tranh chấp - cam kết công nhận và tôn trọng quyền tự do hàng hải, tự do hàng không, cũng như giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình.

Thứ hai, Mỹ cũng dành rất nhiều thời gian, công sức và tài chính để đầu tư xây dựng năng lực hàng hải cho các đối tác. Ông cho biết Mỹ đã đầu tư hàng trăm triệu USD để nâng cao nhận thức về lĩnh vực hàng hải cho các đối tác, qua đó giúp tăng cường sự sự ổn định trên toàn khu vực.

Thứ ba, Mỹ sẽ tiếp tục hiện diện ở khu vực cũng như duy trì các hoạt động hàng không, hàng hải ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép.

Ông nhấn mạnh mục tiêu chung là thúc đẩy hòa bình, ổn định, an ninh và thịnh vượng, tôn trọng luật pháp quốc tế, giải quyết hòa bình các tranh chấp nhưng cũng đảm bảo rằng các nước có khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích của mình. Ông cho rằng qua đó, các bên sẽ tối đa hóa cơ hội ngăn chặn những tính toán sai lầm và xung đột, đồng thời thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực.

Nguồn: [Link nguồn]

Vị lãnh đạo đã không tới dự cuộc họp thượng đỉnh giữa một nhóm các lãnh đạo Thái Bình Dương và ông Biden trong tuần này. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuân Mai ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN