Tròn 3 năm đại dịch, COVID-19 vẫn thắng?

Mặc dù cả thế giới đã chung sức chung lòng nhưng ngày đánh dấu tròn 3 năm xảy ra đại dịch, chúng ta vẫn chưa thắng được loại virus chết người gây COVID-19.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức tuyên bố COVID-19 là đại dịch vào ngày 11-3-2020. Tròn 3 năm ngày xảy ra đại dịch, virus SARS-CoV-2 vẫn đang lây lan và số người chết trên toàn cầu đã lên tới gần 7 triệu người.

COVID-19 vẫn khó lường

Hầu hết mọi người đã quay lại cuộc sống bình thường nhờ khả năng miễn dịch từ các loại vắc-xin hoặc những lần nhiễm COVID-19 trước đây. Tuy nhiên, SARS-CoV-2 hiện vẫn có nhiều biến thể nguy hiểm đang lan tràn khắp hành tinh.

"Các biến thể mới xuất hiện ở mọi nơi và luôn đe dọa chúng ta" - nhà nghiên cứu virus Thomas Friedrich thuộc Trường ĐH Wisconsin-Madison (Mỹ) cho biết.

COVID-19 vẫn khiến 900 -1.000 người chết mỗi ngày trên toàn thế giới. Nó dễ dàng lây lan từ người này sang người khác, bay theo các giọt bắn từ đường hô hấp trong không khí …

Một bệnh nhân phải nhập viện vì mắc COVID-19 ở Mỹ ngày 19-3-2020. Ảnh: AP

Một bệnh nhân phải nhập viện vì mắc COVID-19 ở Mỹ ngày 19-3-2020. Ảnh: AP

Các chuyên gia Mỹ cảnh báo bất cứ lúc nào virus này cũng có thể biến đổi để trở nên dễ lây truyền hơn, có khả năng vượt qua hệ thống miễn dịch hơn hoặc nguy hiểm hơn.

Có lẽ vì thế nên hiện tại Tổ chức Y tế Thế giới vẫn chưa tuyên bố đại dịch COVID-19 kết thúc.

Phát triển vắc-xin hiệu quả

Trong 3 năm xảy ra đại dịch, các nhà nghiên cứu đã phát triển được nhiều loại vắc-xin phòng COVID-19 hiệu quả, đến từ các quốc gia Mỹ, Đức, Thụy Điển, Nga hay Trung Quốc.

Chính nhờ vắc-xin mà hầu hết các nơi trên thế giới hiện đã gần như loại bỏ hoàn toàn các biện pháp hạn chế như bắt buộc đeo khẩu trang, cách ly xã hội. Trước đó, nhiều nơi trên thế giới các cơ quan, doanh nghiệp, trường học phải đóng cửa và ngay cả đám cưới hay đám tang cũng phải hoãn lại vì dịch bệnh.

Phun khử khuẩn ở Nairobi - Kenya vào tháng 9-2020. Ảnh: AP

Phun khử khuẩn ở Nairobi - Kenya vào tháng 9-2020. Ảnh: AP

"Một trong những thành tựu trong đại dịch chính là việc các nhà khoa học đã phát triển ra các loại vắc-xin chống lại virus chết người SARS-CoV-2" - bà Natalie Dean, chuyên gia sinh học tại Trường ĐH Emory (Mỹ), đánh giá với AP.

Tuy nhiên, một số chuyên gia Mỹ vẫn lo ngại do SARS-CoV-2 có quá nhiều biến thể nên đôi khi vắc-xin hiện tại không thực sự hiệu quả.

Bỏ cập nhật dữ liệu COVID-19 mỗi ngày

Trường ĐH Johns Hopkins (Mỹ) đã chính thức ngừng cập nhật dữ liệu COVID-19 thường ngày trên hệ thống theo dõi kể từ ngày 11-3-2023.

Trước đó, họ luôn cập nhật số người tử vong, số người nhiễm mới, số người khỏi bệnh, "vùng xanh vùng đỏ". Số liệu của Trường ĐH Johns Hopkins cho biết sau 3 năm xảy ra đại dịch có hơn 6,8 triệu người chết vì SARS-CoV-2.

Đo nhiệt độ cho trẻ em ở Ấn Độ vào tháng 5-2020. Ảnh: AP

Đo nhiệt độ cho trẻ em ở Ấn Độ vào tháng 5-2020. Ảnh: AP

Tại Mỹ hiện chỉ có New York, Arkansas và Puerto Rico vẫn công bố số ca nhiễm và tử vong hàng ngày.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ vẫn thu thập nhiều loại thông tin từ các bang, bệnh viện và phòng thí nghiệm xét nghiệm, bao gồm các ca bệnh, số ca nhập viện, số ca tử vong và chủng virus corona nào đang được phát hiện.

Nguồn: [Link nguồn]

Choáng với số tiền Trung Quốc mua vắc-xin ngừa COVID-19

Trung Quốc đã chi khoảng 2 USD cho mỗi liều vắc-xin ngừa COVID-19 và chi 150 tỉ nhân dân tệ (khoảng 21,5 tỉ USD) cho tiêm chủng toàn dân, theo bảng chi tiết chi phí liên quan đến COVID-19...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bằng Hưng (AP) ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN