Trở về từ Việt Nam, người Mỹ "sốc" trước cách chống dịch ở quê nhà
Gia đình của Paul Neville rời Việt Nam về Mỹ sau khuyến cáo của giới chức nước này kêu gọi công dân nên về nước. Tuy nhiên, sau khi về quê nhà ở Seattle (Mỹ), Paul Neville và gia đình cảm thấy bị sốc vì các biện pháp chống dịch Covid-19 thiếu nghiêm ngặt tại đây.
Paul Neville, sống ở thành phố Seattle, bang Washington. Anh là người điều hành nền tảng học trực tuyến có tên Lana Learn. Trước khi ra mắt Lana Learn, Paul Neville từng có 14 năm làm việc tại Bộ Ngoại giao Mỹ.
Ngày 19.3, sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ nâng mức cảnh báo đi lại lên cấp 4, kêu gọi người Mỹ ở nước ngoài về nước, gia đình Paul đã đã đặt chuyến bay để rời khỏi Việt Nam.
Mặc dù biết răng số ca nhiễm Covid-19 đang tăng lên tại Mỹ, song Paul vẫn muốn trở về nhà vì cho rằng mình và gia đình có thể được tiếp cận hệ thống y tế chất lượng hàng đầu tại Mỹ.
Tuy nhiên, thay vì cảm thấy yên tâm hơn sau khi hạ cánh, Paul Neville lại cảm thấy bị sốc khi chứng kiến việc thực hiện các biện pháp chống dịch tại quê nhà.
Gia đình Paul Neville khi trở về Mỹ (ảnh: Seattletimes)
“Ở Việt Nam, theo khuyến cáo của chính phủ, mọi người đều phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Trong các tòa nhà, doanh nghiệp, khu chung cư... Các nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt và cung cấp nước rửa tay cho người dân.
Chính quyền cũng yêu cầu toàn bộ khách trên chuyến bay của chúng tôi từ TP. Hồ Chí Minh tới Đài Bắc phải đeo khẩu trang. Thậm chí cả đứa con 2 tuổi còn đang mút ngón tay của tôi cũng không ngoại lệ. Việt Nam cùng các nước khác của châu Á coi Covid-19 là vấn đề rất nghiêm trọng”, Paul Neville cho biết.
Theo Paul Neville kể lại, trên chuyến bay từ Đài Bắc về Seattle (Mỹ) với phần lớn hành khách là người Mỹ, chỉ có khoảng một nửa số khách trong khoang máy bay chịu đeo khẩu trang.
Paul Neville thậm chí còn lên tiếng nhắc nhở ba cô gái đang trở về Mỹ sau chuyến du lịch ở Thái Lan khi họ giả vờ ho và cười đùa về Covid-19. Neville đưa cho họ khẩu trang nhưng bị từ chối.
Một nhân viên y tế tại Mỹ nghỉ ngơi ngay trên lối đi bệnh viện vì quá mệt mỏi (ảnh: NY Times)
“Khi đặt chân tới Seattle, tôi tưởng rằng mình sẽ gặp những nhân viên y tế trong bộ đồ bảo hộ và máy đo thân nhiệt. Seattle là một trong những ổ dịch của Mỹ, tình trạng không khá hơn Milan ở Italy. Tuy nhiên, trái với tưởng tượng của tôi, mọi thứ ở đây vẫn diễn ra bình thường.
Tôi hỏi đã một quan chức hải quan tại sân bay rằng sao cô ấy không đeo khẩu trang. Cô ấy bối rối nhìn tôi và nói ‘vì ở đây không có khẩu trang’. Điều này thật là thê thảm. Covid-19 cực kỳ dễ lây lan và nó có thể tồn tại trong các hạt dịch lơ lửng không khí. Chỉ cần 1 cú hắt hơi từ người nhiễm là đủ gây nguy hiểm cho tất cả những người xung quanh”, Paul Neville cho biết..
Theo Paul Neville, hàng trăm người đã tử vong mỗi ngày tại Italia vì Covid-19, bất chấp nỗ lực phong tỏa của chính quyền. Vì vậy, nếu không có những biện pháp mạnh tay như các nước châu Á, Seattle và các thành phố khác ở Mỹ sẽ sớm trong tình trạng giống như Italia.
Bệnh viện dã chiến tại New York (ảnh: NY Post)
“Ở Trung Quốc, Việt Nam, Hồng Kông và Singapore, nếu một người bị phát hiện nhiễm Covid-19, chính quyền sẽ phong tỏa cả khu chung cư và cách ly khu phố. Đồ ăn được phát cho cho mọi người qua cửa sổ.
Một đội ngũ y tế sẽ truy ra lịch sử đi lại của người nhiễm bệnh và kiểm tra cả những ai đã từng tiếp xúc”, Paul Neville cho biết.
Paul Neville cho rằng, nhiều người Mỹ hiện vẫn chưa coi Covid-19 là vấn đề nghiêm trọng mặc cho hàng nghìn tỷ USD đã ném ra và hàng triệu việc làm đã mất.
“Còn cần gì hơn nữa để thuyết phục mọi người rằng dịch bệnh này thực sự tồi tệ? Tỷ lệ tử vong vì Covid-19 có thể mới chỉ khoảng 1%, nhưng có tới 20% số người bị nhiễm phải nhập viện và phổi có thể bị tổn thương vĩnh viễn.
Chẳng lẽ người Mỹ còn phải đợi đến khi số ca nhiễm và tử vong vượt qua cả Trung Quốc hoặc số người chết (vì Covid-19) nhiều hơn cả cúm mùa thì họ mới nhận ra vấn đề?”, Paul Neville bức xúc.
“Tại các nước châu Á như Việt Nam và Trung Quốc, họ sẵn sàng đánh đổi về kinh tế để chống dịch. Người dân luôn thể hiện tinh thần rằng họ có thể dập tắt dịch Covid-19, vậy tại sao chúng ta không thể?
Dân Mỹ ra đường trong dịch Covid-19 (ảnh: BBC)
Mặc dù vậy, chúng ta không thể bỏ cuộc. Tôi không muốn hối hận vì trở về Mỹ, vì hóa ra Việt Nam là nơi an toàn hơn”, Paul Neville chia sẻ.
Paul Neville cho rằng, để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19, người Mỹ cần tuân thủ các khuyến cáo của chính quyền. Mặt khác, chính phủ cũng cần đẩy mạnh xét nghiệm cho mọi người và nâng cao ý thức đeo khẩu trang tại nơi công cộng.
“Chúng ta cần có quy định đeo khẩu trang bắt buộc trên phương tiện giao thông công cộng, đặc biệt là trên máy bay", Paul Neville nói.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19: - Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. - Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. - Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi. - Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác. - Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế. - Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095. |
Italia cần lập tức chuyển tất cả các bệnh nhân nhiễm Covid-19 đang điều trị cách ly tại nhà sang các cơ sở y tế, nhóm...
Nguồn: [Link nguồn]