Triều Tiên thử tên lửa hành trình có thể gắn đầu đạn hạt nhân, Mỹ và Nhật phản ứng

Quân đội Mỹ nói đang theo dõi sát sao tình hình sau khi Triều Tiên phóng tên lửa hành trình chiến lược, trong khi Nhật Bản đã lên tiếng bày tỏ quan ngại.

Tên lửa hành trình do Triều Tiên phóng thử nghiệm ngày 13.9.

Tên lửa hành trình do Triều Tiên phóng thử nghiệm ngày 13.9.

Triều Tiên ngày 13.9 thông báo đã thử thành công tên lửa hành trình tầm xa mới, bay xa 1.500km trước khi đánh trúng mục tiêu giả định trên biển.

Vài giờ sau khi Triều Tiên phóng tên lửa, Lầu Năm Góc nói “đã nhận được báo cáo về việc Triều Tiên phóng tên lửa hành trình”.

"Hoạt động này nhấn mạnh mục tiêu phát triển chương trình quân sự của Triều Tiên, cũng như cho thấy những mối đe dọa nhằm vào các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế", Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (INDOPACOM), nói.

INDOPACOM khẳng định đang theo dõi sát sao tình hình và tham vấn cùng các đồng minh và đối tác.

Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Katsunobu Kato cho biết, Tokyo lo ngại trước thông tin Bình Nhưỡng thử thành công tên lửa hành trình tầm xa. Ông Kato nhấn mạnh Nhật Bản sẽ phối hợp chặt chẽ với Mỹ và Hàn Quốc để theo dõi các diễn biến tiếp theo.

Triều Tiên gọi loại tên lửa hành trình mới phóng thử thành công là vũ khí chiến lược có ý nghĩa quan trọng. Tên lửa bay theo quỹ đạo hình bầu dục trên lãnh thổ và lãnh hải Triều Tiên, sau đó đánh trúng mục tiêu cách 1.500km.

Tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, đăng ảnh tên lửa được đặt trên khung gầm xe tải với 5 ống phóng.

Ảnh chụp trên không cho thấy quả đạn có đầu tròn, hình trụ dài với ba cánh lái ở đuôi, giống nhiều mẫu tên lửa hành trình tầm xa trên thế giới.

“Đây là loại tên lửa hành trình đầu tiên ở Triều Tiên được xếp vào hàng vũ khí chiến lược”, Ankit Panda, chuyên gia từ Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế có trụ sở tại Mỹ, nói. “Cụm từ này được sử dụng đối với loại vũ khí trang bị đầu đạn hạt nhân”.

Vụ thử tên lửa là dấu hiệu mới nhất cho thấy Triều Tiên tiếp tục mở rộng năng lực quân sự, khi đàm phán chấm dứt phát triển tên lửa đạn đạo và phi hạt nhân với Mỹ bị đình trệ từ năm 2019.

Lệnh trừng phạt mà Liên Hợp quốc áp đặt với Triều Tiên không cấm nước này phát triển tên lửa hành trình.

Leif-Eric Easley, phó giáo sư nghiên cứu quốc tế tại Đại học Ewha Womans ở Seoul, đây là dấu hiệu cho thấy Triều Tiên đang cố gắng thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để gắn vào tên lửa.

“Nếu đúng như vậy, Triều Tiên xứng đáng hứng chịu một đợt cấm vận mạnh mẽ hơn từ cộng đồng quốc tế”, Easley nói.

Khác với tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình có khả năng thay đổi mục tiêu trên đường bay, thường có quỹ đạo thấp, có khả năng vượt qua hệ thống phòng không đối phương.

Cho đến nay, có 7 quốc gia trên thế giới phát triển thành công tên lửa hành trình trang bị đầu đạn hạt nhân, gồm Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Ấn Độ, Israel và Pakistan.

Đằng sau sau vẻ ngoài khác lạ rõ rệt của ông Kim Jong Un?

Triều Tiên ngày 9.9 tổ chức lễ duyệt binh kỷ niệm 73 năm thành lập đất nước. Đáng chú ý nhất trong sự kiện là hình...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN