Triều Tiên tham vọng biến tổ hợp tên lửa KN-25 thành xương sống của lực lượng hạt nhân

Theo trang tin quân sự Army Recognition, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đang tìm cách biến KN-25 600 mm thành xương sống cho lực lượng hạt nhân chiến thuật của nước này.

Tại hội nghị toàn thể cuối năm, ông Kim Jong-un cho biết, trong năm 2023 Bình Nhưỡng phải sản xuất hàng loạt vũ khí hạt nhân chiến thuật, đồng thời phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mới có khả năng phản công nhanh chóng.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un phát biểu tại cuộc họp toàn thể. Ảnh: Yonhap

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un phát biểu tại cuộc họp toàn thể. Ảnh: Yonhap

Phát biểu của nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng gợi ý rằng, nước này sẽ đẩy nhanh việc sản xuất cũng như triển khai hàng loạt vũ khí chiến thuật mới bao gồm tên lửa KN-23, KN-24 và KN-25 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Trước động thái trên, ngày 1/1/2023 quân đội Triều Tiên đã bắt đầu thực hiện tham vọng của nước này khi tiến hành phóng thử tên lửa đạn đạo chiến thuật KN-25 600 mm.

Tổ hợp tên lửa đạn đạo KN-25 của Triều Tiên. Ảnh: Military

Tổ hợp tên lửa đạn đạo KN-25 của Triều Tiên. Ảnh: Military

KN-25 là tên lửa đạn đạo tầm ngắn, xuất hiện lần đầu vào năm 2019 và là trụ cột chính trong các cuộc tập trận cũng như thử nghiệm của Triều Tiên. Mặc dù được truyền thông trong nước chỉ định là hệ thống tên lửa phóng nhiều lần (MLRS), nhưng do kích thước và tầm bắn lớn đã khiến lực lượng Mỹ phân loại vũ khí này là tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM).

Thiết kế ban đầu của KN-25 gồm có 6 ống phóng. Ảnh: Yonhap

Thiết kế ban đầu của KN-25 gồm có 6 ống phóng. Ảnh: Yonhap

Phiên bản sửa đổi của KN-25 dựa trên khung gầm xe tải TATRA T815 8x8 được trang bị động cơ dầu diesel có công suất 340 mã lực cho phép xe di chuyển với vận tốc 80 km/h, tầm hoạt động 650 km. Xe có trọng lượng khoảng 30 tấn; chiều dài 10 m; chiều rộng 2,5 m và chiều cao 3,5 m.

Ông Kim Jong-Un đứng cạnh ống phóng tên lửa KN-25. Ảnh: KCNA

Ông Kim Jong-Un đứng cạnh ống phóng tên lửa KN-25. Ảnh: KCNA

Xe phóng được thiết kế gồm hai phần bao gồm phía trước là cabin và phía sau là bệ phóng. Cabin được bọc thép giúp bảo vệ kíp vận hành trước hỏa lực vũ khí nhỏ cũng như mảnh văng của đạn pháo. Bệ phóng gồm 4 ống phóng, mỗi ống mang một tên lửa.

Tên lửa KN-25. Ảnh: KCNA

Tên lửa KN-25. Ảnh: KCNA

Tên lửa của KN-25 có đường kính ước tính 600 mm, chiều dài 8,2 m và trọng lượng 3 tấn. KN-25 có tầm bắn từ 200 đến 400 km, khoảng thời gian giữa các lần phóng là 20s. Quá trình nạp tên lửa có thể thực hiện bằng cần cẩu.

Ban đầu, tên lửa này được trang bị đầu đạn nổ phân mảnh thông thường, tuy nhiên vào tháng 10/2022 Triều Tiên đã tuyên bố KN-25 là một phần trong khả năng mang vũ khí hạt nhân chiến thuật của nước này.

Ông Biden tuyên bố trái ngược với Tổng thống Hàn Quốc về tập trận hạt nhân răn đe Triều Tiên

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol nói Seoul và Washington lên kế hoạch tổ chức tập trận hạt nhân chung, sử dụng vũ khí hạt nhân của Mỹ. Nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đưa...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Như Quỳnh ([Tên nguồn])
Tin tức Triều Tiên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN