Triều Tiên gạt khả năng nối lại phương pháp ngoại giao thời ông Trump

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc
Nữ miền Bắc

Triều Tiên dường như bác bỏ khả năng quay lại phương pháp ngoại giao cá nhân mà Chủ tịch Kim Jong Un đã thực hiện với cựu Tổng thống Donald Trump, bất kể ai thắng cử tổng thống Mỹ vào ngày 5/11 tới.

Quốc kỳ Triều Tiên. (Ảnh: Reuters)

Quốc kỳ Triều Tiên. (Ảnh: Reuters)

"Bất kỳ ai nhậm chức ở Mỹ, chúng tôi sẽ chỉ làm việc với tổ chức nhà nước được gọi là Mỹ, chứ không phải chính quyền đơn thuần", Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc Song Kim phát biểu tại phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York, ngày 30/9.

"Tương tự như vậy, bất kỳ chính quyền nào của Mỹ cũng sẽ phải đối mặt với CHDCND Triều Tiên, điều này khác với những gì Mỹ từng nghĩ", ông nói.

Ri Il Gyu, một nhà ngoại giao cấp cao của Triều Tiên đào tẩu sang Hàn Quốc, nói với báo chí rằng Bình Nhưỡng muốn mở lại các cuộc đàm phán hạt nhân với Washington nếu ông Trump tái đắc cử và đang nỗ lực chuẩn bị một chiến lược đàm phán mới.

Ông Trump đã có những hoạt động gặp gỡ chưa từng có với Triều Tiên trong nhiệm kỳ trước.

Ông Ri Il Gyu cho biết, các nhà ngoại giao Triều Tiên đang chuẩn bị chiến lược trong trường hợp người dân Mỹ bầu ông Trump thay vì Phó Tổng thống Kamala Harris, với mục tiêu là Mỹ sẽ dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với các chương trình vũ khí của Triều Tiên, xóa tên nước này khỏi danh sách quốc gia tài trợ khủng bố và kêu gọi viện trợ kinh tế.

Hội nghị thượng đỉnh giữa ông Kim và ông Trump năm 2019 đã sụp đổ vì vấn đề trừng phạt và đòi hỏi thẳng thừng của Mỹ rằng Triều Tiên phải từ bỏ vũ khí hạt nhân. Bình Nhưỡng phớt lờ kêu gọi từ chính quyền của Tổng thống Joe Biden về nối lại đàm phán.

Ông Trump nói trong một cuộc tranh luận bầu cử hồi tháng 6, rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un "không tôn trọng" Tổng thống Biden, cho rằng tổng thống đương nhiệm đang đẩy đất nước "vào thế chiến thứ ba".

Tại cuộc họp báo hồi tháng 8, ông Trump nói rằng ông Kim "rất thích tôi".

"Ông ấy không thích nhóm này", ông Trump nói về chính quyền Biden-Harris.

Đại sứ Song Kim cho rằng sự thù địch của Mỹ và mối đe dọa hạt nhân mà nước này gây ra với Triều Tiên trong hơn 70 năm đã buộc Bình Nhưỡng phải sở hữu vũ khí hạt nhân.

Ông cho biết, Chủ tịch Kim Jong Un chỉ đạo rằng "chúng ta có thể lựa chọn đối thoại hoặc đối đầu, nhưng chúng ta nên tiến xa hơn nữa trong việc chuẩn bị đầy đủ cho sự đối đầu".

Ngày 1/10, Bộ Quốc phòng Triều Tiên lên án việc Mỹ triển khai các khí tài chiến lược hạt nhân tại Hàn Quốc, hãng thông tấn nhà nước KCNA đưa tin.

Thứ trưởng Quốc phòng Triều Tiên Kim Kang Il cáo buộc Washington thực hiện "chiêu trò quân sự liều lĩnh" và gây căng thẳng khi đưa tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đến Hàn Quốc gần đây và một lần nữa điều máy bay ném bom B-1B tham gia cuộc diễu hành ở Hàn Quốc.

Truyền thông Hàn Quốc đưa tin, một máy bay ném bom B-1B sẽ tham gia cuộc diễu hành được tổ chức vào chiều 1/10 qua Seoul, cùng máy bay chiến đấu của đồng minh và các máy bay khác.

Quân đội Hàn Quốc và Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc chưa xác nhận sự tham gia của máy bay ném bom, nhưng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết cuộc diễu hành là một phần trong nỗ lực thể hiện sức mạnh quân sự nhằm răn đe Triều Tiên.

Nguồn: [Link nguồn]

Cơ quan tên lửa Triều Tiên phóng thử thành công mẫu tên lửa đạn đạo chiến thuật Hwasongpho-11-Da-4.5 có khả năng mang đầu đạn thông thường siêu lớn nặng 4,5 tấn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Tú Linh - Reuters ([Tên nguồn])
Tin tức Triều Tiên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN