Triều Tiên bắt đầu ngấm "đòn" trừng phạt từ Trung Quốc?
Trung Quốc đã ngừng nhập khẩu than từ Triều Tiên trong hai tháng qua, đánh dấu kim ngạch thương mại giữa hai nước rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2014.
Trung Quốc xác nhận đã không nhập khẩu than đá từ Triều Tiên trong hai tháng qua.
Theo Washington Post, việc Bắc Kinh xác nhận ngừng nhập khẩu than từ Bình Nhưỡng từ ngày 26.2 đã gây ảnh hưởng mạnh, làm suy yếu năng lực thu ngoại tệ của Triều Tiên thông qua hoạt động xuất khẩu.
Trong tháng Tư, Trung Quốc nhập khẩu hàng hóa đạt giá trị 99,3 triệu USD từ Triều Tiên. Đây là mức kim ngạch thương mại thấp nhất kể từ thời điểm tháng 6.2014.
99,3 triệu USD cũng là con số thấp hơn 114,6 triệu USD của tháng Ba và thấp hơn rất nhiều so với 167,7 triệu USD của cùng kỳ năm ngoái.
“Triều Tiên đang đứng trước mức thâm hụt ngân sách lớn hơn bao giờ hết vì thương mại giảm sút với Trung Quốc”, William Brown, chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học Georgetown ở Mỹ nhận định.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) đã áp dụng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Triều Tiên.
Ngoại tệ là một trong những nguồn thu chính của Triều Tiên phục vụ cho chương trình chế tạo tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân. Phần lớn nguyên vật liệu dùng cho chế tạo vũ khí Triều Tiên vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Nhưng liệu Triều Tiên làm cách nào để có thể vượt qua viễn cảnh thâm hụt thương mại lớn như vậy? Đây là điều mà các chuyên gia kinh tế đặt dấu hỏi. Bình Nhưỡng hầu như không có liên hệ với hệ thống tài chính toàn cầu.
Trong khi đó, Mỹ và các đồng minh đang kêu gọi trừng phạt Triều Tiên nặng nề hơn nữa. Nhưng hiện chưa rõ liệu Trung Quốc có đồng ý với cấm vận dầu mỏ Triều Tiên hay không.
Ngày 23.5, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã hối thúc Triều Tiên không có thêm các hành động vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) về chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân.
“Trung Quốc đã làm Triều Tiên tổn thương trong nguồn thu ngoại tệ và có thể sẽ còn khiến Bình Nhưỡng điêu đứng về dầu mỏ”, ông Brown nói. “Vấn đề không chỉ là thương mại mà còn là nguồn cung dầu mỏ mà Bắc Kinh viện trợ miễn phí cho Bình Nhưỡng”.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un ca ngợi bước tiến vượt bậc trong công nghệ tên lửa Triều Tiên.
Trung Quốc hiện kiểm soát gần như 100% nguồn nhập khẩu dầu mỏ từ Triều Tiên. Nếu thiếu hụt nguồn cung dầu mỏ, Triều Tiên sẽ không thể chế tạo đủ nhiên liệu phục vụ trang thiết bị quân sự như máy bay chiến đấu và tên lửa tầm xa.
Đây cũng là biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất mà Trung Quốc có thể áp dụng, trong bối cảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã ra lệnh sản xuất hàng loạt tên lửa đạn đạo tầm trung Pukguksong-2.
Theo các chuyên gia, nếu Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa, việc Trung Quốc ngừng hoặc hạn chế cung cấp dầu mỏ chỉ còn là vấn đề thời gian.
“Nếu Triều Tiên tiếp tục các hành động gây hấn, Trung Quốc sẵn sàng chấp thuận biện pháp cứng rắn chưa từng có của Liên Hợp Quốc, như hạn chế nguồn cung dầu mỏ cho Bình Nhưỡng”, Thời báo Hoàn Cầu viết hồi tháng trước.
Triều Tiên đang đứng trước nguy cơ tê liệt vì Trung Quốc cắt nguồn cung một loại hàng hóa có vai trò quan trọng như “ống...