Tranh luận về 'Miễn dịch cộng đồng'

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Khi châu Âu và nhiều nước trên thế giới đang theo đuổi chiến lược chống dịch bệnh, các cuộc tranh luận về “miễn dịch cộng đồng” cũng đang diễn ra gay gắt.

Đức là quốc gia có số người tử vong thấp ở châu Âu tính đến thời điểm hiện tại

Đức là quốc gia có số người tử vong thấp ở châu Âu tính đến thời điểm hiện tại

Ở Đức, miễn dịch cộng đồng thực sự là một chủ đề gây tranh cãi mạnh mẽ. Khi giải thích nguyên tắc lan truyền virut trước giới truyền thông, nhà virus học có uy tín Christian Drosten đã đề cập rằng sau khi 60% đến 70% số người bị nhiễm virut, khả năng miễn dịch tự nhiên của cộng đồng sẽ khiến virut không thể tiếp tục lây lan.

Đây là lần đầu tiên công chúng tiếp cận được cuộc thảo luận về miễn dịch cộng đồng. Tại thời điểm đó, tuyên bố này cũng gây sốc và khó hiểu trong dư luận. Ông Drosten sau đó giải thích rằng đây thực ra là một tính toán số học dựa trên cơ sở bệnh truyền nhiễm. Cụ thể, virus Corona mới là một khả năng thực tế không có vaccine. Sau đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đã đề cập trong một bài phát biểu rằng có thể 60% đến 70% cư dân ở Đức cuối cùng sẽ bị nhiễm virus Corona mới.

Ông Karl Lauterbach, người phản đối quyết liệt thuyết Miễn dịch cộng đồng

Ông Karl Lauterbach, người phản đối quyết liệt thuyết Miễn dịch cộng đồng

Các học giả ủng hộ việc thực hiện Miễn dịch cộng đồng bao gồm Giáo sư Ansgar Lohse, Giám đốc Bệnh viện liên kết Đại học Eppendorf ở Hamburg. Ông nói với Deutsche Welle rằng hiện nay tiền đề của việc đề xướng Miễn dịch cộng đồng là cách ly các nhóm có nguy cơ cao trên 65 tuổi. Xét từ tình hình nước Đức, không có lựa chọn nào khác ngoài việc thực hiện Miễn dịch cộng đồng.

Ansgar Lohse chỉ ra rằng cách “làm chậm số người nhiễm bệnh” hiện tại của Đức thực ra là đã đang đi trên con đường Miễn dịch cộng đồng, có điều không được trao đổi rõ ràng ra bên ngoài. Ông nói với Deutsche Welle rằng chính phủ Đức hiện đã nhận ra rằng Miễn dịch cộng đồng là sự lựa chọn duy nhất.

Ông cho rằng việc mở cửa lại các trường tiểu học và trung học là một bước trong việc cho phép lây nhiễm xảy ra trong tình hình được kiểm soát và là một bước trong thực hiện Miễn dịch cộng đồng. Bởi vì có nhiều bằng chứng khác nhau chứng minh rằng virus Corona mới ít gây hại nhất cho người trẻ mà hầu hết cha mẹ học sinh cùng giáo viên đều không thuộc những người trên 65 tuổi có nguy cơ cao.

Giáo sư, chuyên gia virus học Christian Drosten, người đầu tiên đề cập đến thuyết Miễn dịch cộng đồng ở Đức

Giáo sư, chuyên gia virus học Christian Drosten, người đầu tiên đề cập đến thuyết Miễn dịch cộng đồng ở Đức

Ansgar Lohse cho rằng điều quan trọng nhất vào lúc này là đồng thời với việc bảo vệ hiệu quả hơn các nhóm có nguy cơ cao, cũng cho phép các nhóm có nguy cơ thấp nhiễm virus Corona mới để thực hiện Miễn dịch cộng đồng.

Ở Đức, những lời chỉ trích nặng nề nhất khái niệm Miễn dịch cộng đồng là của chuyên gia y tế của Đảng Dân chủ Xã hội, ông Karl Lauterbach. Đáp lại lời tuyên bố trên đây của Ansgar Lohse, Lauterbach đã tweet vào ngày 4/4: “Tôi cũng rất sốc khi Lohse và những người khác yêu cầu thực hiện Miễn dịch cộng đồng trên tờ   Tagesschau (Tin tức hàng ngày). Nếu tính toán với tỷ lệ tử vong thấp nhất, điều đó có nghĩa là có tới hơn 500.000 người Đức sẽ chết. Mục tiêu hiện tại của chúng ta vẫn là cố gắng giảm thiểu số ca nhiễm bệnh trước khi vaccine xuất hiện”.

Tuyên bố của Lauterbach trên Twitter đã nhận được 4.503 lượt “like”. Một số ý kiến từ cư dân mạng Đức đã đưa ra gợi ý “hãy để những chuyên gia đưa ra khái niệm Miễn dịch cộng đồng và cả gia đình họ bị nhiễm bệnh đầu tiên, để đi trước thế giới”.

Một người dùng có nick là “Ingo1960” viết: “Tôi cảm thấy như mình trở lại thời Trung cổ. Chỉ vì thực hiện Miễn dịch cộng đồng mà phải hy sinh 500.000 mạng sống. Được thôi, ai mà không muốn chết? Các chuyên gia về virus muốn hy sinh ngần ấy mạng sống là những ai? Tôi rất vui khi thấy họ sẽ là những người đợt đầu tiên bị nhiễm virus để đạt được mục đích Miễn dịch cộng đồng!”.

Giới học thuật châu Á cũng kịch liệt phê phán “Châu Âu đang trên con đường đẫm máu miễn dịch cộng đồng”. Lấy làm dẫn chứng, những người phản đối chỉ ra rằng số liệu tử vong ở Italy và Tây Ban Nha hiện có vẻ dần ổn định sau khi đạt đến đỉnh điểm hơn 500 - 600 người chết trong một ngày. Italy có cùng dân số khoảng 60 triệu với tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, nhưng số người chết hiện đã vượt quá 18.000, gấp hơn 6 lần so với tỉnh Hồ Bắc; số người chết ở đây có thể lên tới 30.000.

Có một thị trấn nhỏ ở vùng Bologna phía bắc Italy, người ta nói rằng 67% người hiến máu đã thử nghiệm có kháng thể virus, nhưng Bologna đã phải trả giá cực kỳ đau đớn. Họ nêu câu hỏi: “Hãy tưởng tượng nếu Trung Quốc cũng làm như thế, để mặc lây nhiễm và tử vong xảy ra, thì để đạt tỷ lệ tử vong ở Italy, ít nhất 500.000 đến 600.000 người sẽ chết. Thật đáng sợ! Người dân có thể chấp nhận điều đó không?”.

Những người phản đối chủ trương này cho rằng: “Miễn dịch cộng đồng thực sự đang mở ra tương lai của nhân loại với rất nhiều xác chết. Đó chỉ là một cách gọi mĩ miều của việc chống dịch thất bại, là tấm rèm che sự xấu hổ. Đó là sự phan bội chủ nghĩa nhân đạo”.

Theo trang web www.worldometers.info, tính đến cuối ngày 10/4, Đức đã có tổng số 122.171 người bị nhiễm virus Corona mới (tăng thêm 3.936 ca so với hôm trước), tử vong 2.736 người (tăng 129), đã khỏi bệnh 53.913 người; xếp thứ 5 thế giới và thứ 4 châu Âu về số người bị bệnh. Các quốc gia châu Âu bị dịch bệnh nặng nhất là: Tây Ban Nha bị bệnh 158.273 người (tăng thêm 5.051), tử vong 16.081 (tăng 634); Italy: 147.577 (tăng 3951), tử vong 18.849 (tăng 570); Pháp: 124.869 (tăng 7,120), tử vong: 13.197 (tăng 987).

Nguồn: [Link nguồn]

Thụy Điển ”phản pháo” chỉ trích của ông Trump về cách chống Covid-19 gây ”hậu quả lớn”

Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Điển đã phản bác chỉ trích của Tổng thống Mỹ về cách chống dịch Covid-19 của quốc gia...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Thủy (Theo Deutsche Welle) ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN