Tranh cãi chuyện dịch Covid-19 liệu có hết vào mùa hè

Một số chuyên gia cho rằng, Covid-19 không chịu được thời tiết nắng nóng và sẽ biến mất vào mùa hè, tuy nhiên, nhiều người khác lại không nghĩ vậy.

Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học từ Đại học Sun Yat-sen thuộc tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), Covid-19 lây lan mạnh nhất ở 8,72 độ C. Vì vậy, những nước ở khu vực lạnh cần tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ nhất.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Sun Yat-sen cho rằng, nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng lớn tới hoạt động và sự lây lan của Covid-19.

“Loại virus này rất nhạy cảm với nhiệt độ cao. Các nước ở khu vực nóng có thể ngăn chặn nó lây lan, trong khi những nước có thời tiết lạnh cần tăng cường đề phòng”, nghiên cứu cho biết.

Nhiều cơ quan y tế trên thế giới hiện nay vẫn đang đi tìm câu trả lời rằng liệu Covid-19 có bị hạn chế khả năng hoạt động khi thời tiết ấm lên, điều xảy ra tương tự với các loại virus cúm mùa và cảm lạnh thông thường.

Nghiên cứu từ các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng thời tiết nóng sẽ khiến Covid-19 hoạt động yếu (ảnh: SCMP)

Nghiên cứu từ các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng thời tiết nóng sẽ khiến Covid-19 hoạt động yếu (ảnh: SCMP)

Một số chuyên gia cho rằng, mọi người nên tránh rơi vào “cái bẫy” khi nghĩ rằng Covid-19 sẽ biến mất khi mùa hè tới.

Nghiên cứu mới đây của nhóm các nhà khoa học đến từ đại học Harvard (Mỹ) cho rằng, nếu không có sự can thiệp y tế, Covid-19 vẫn sẽ lây lan cả trong môi trường lạnh khô lẫn các khu vực nhiệt đới, điển hình là tỉnh Quảng Tây nằm ở cực Nam Trung Quốc và Singapore nằm gần xích đạo.

“Sự tăng nhiệt độ và độ ẩm vào các tháng mùa xuân và mùa hè không dẫn đến sự suy giảm số lượng của virus, nếu không có các biện pháp can thiệp của y tế”, nghiên cứu từ đại học Harvard cho hay.

Singapore – quốc gia nằm gần xích đạo với thời tiết nóng vẫn có nhiều ca nhiễm Covid-19 (ảnh: SCMP)

Singapore – quốc gia nằm gần xích đạo với thời tiết nóng vẫn có nhiều ca nhiễm Covid-19 (ảnh: SCMP)

Trái với quan điểm này, ông Hassan Zarake, chuyên gia đến từ Trung tâm nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Đại học Beirut (Mỹ) lại cho rằng, khi thời tiết nóng hơn, Covid-19 sẽ hoạt động kém và ít có khả năng lây nhiễm.

“Chúng tôi vẫn đang tìm hiểu về loại virus này. Dựa trên những gì chúng tôi biết về nó, khi nhiệt độ nóng dần lên, Covid-19 sẽ hoạt động yếu và chúng ta có thể phá vỡ chuỗi lây lan”, ông Hassan Zarake cho biết.

Ông Mike Ryan, giám đốc điều hành của WHO thì kêu gọi người dân đừng “ảo tưởng” rằng dịch Covid-19 sẽ tự biến mất vào mùa hè.

“Hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy Covid-19 sẽ biến mất vào mùa hè. Đó là một hy vọng sai lầm về dịch bệnh, rằng Covid-19 sẽ tự mất như virus gây bệnh cúm thông thường. Chúng tôi phải chuẩn bị cho tình huống Covid-19 tiếp tục có khả năng lây lan”, ông Mike Ryan nhấn mạnh.

Khi có dấu hiệu nghi nhiễm mà có yếu tố dịch tễ, cần:

- Cách ly tại nhà, hạn chế tiếp xúc với nhiều người

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi

- Tuân thủ rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác

- Theo dõi các dấu hiệu dưới đây: Sốt (đo nhiệt độ 2 lần một ngày), ho, khó thở. Các triệu chứng ban đầu khác cần theo dõi là ớn lạnh, đau nhức cơ thể, đau họng, nhức đầu, tiêu chảy, buồn nôn/nôn và sổ mũi.

- Nếu bị sốt hoặc có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức để được khám, chẩn đoán chính xác, cách ly và điều trị kịp thời.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Khi tiếp xúc với người nghi nhiễm Covid-19, cần lập tức tự cách ly bản thân trong vòng 14 ngày để theo dõi các triệu chứng bất thường của cơ thể và đến ngay cơ sở y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin. Bộ Y tế đã công bố 2 số điện thoại đường dây nóng cung cấp thông tin về bệnh Covid-19: 19003228 và 19009095.

(Nguồn: Bộ Y tế)

Covid-19 tại Hàn Quốc: Điều tồi tệ nhất có thể đã qua?

Người dân thành phố Daegu đã thực sự rơi vào khủng hoảng kể từ giữa tháng 2, khi cứ mỗi ngày lại có thêm hàng trăm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN