"Trạng Nguyên" Trung Quốc lương 5 tỷ mỗi năm, nhảy lầu tự tử ở trụ sở Facebook

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Có ý kiến cho rằng chính áp lực từ cái mác "con nhà người ta" đã khiến đẩy chàng trai tài giỏi đến kết cục bi thảm.

Chen Qin, một học sinh có thành tích xuất sắc ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, 18 tuổi đỗ vào Đại học Chiết Giang với số điểm cao nhất kỳ thi Gaokao khi đó. Năm 2011, anh sang Mỹ theo học thạc sĩ Khoa học Máy tính tại Đại học Nam California.

Sau khi tốt nghiệp, Chen ở lại làm việc cho nhiều gã khổng lồ Internet ở Mỹ. Đến tháng 3/2018, anh gia nhập Facebook với mức lương 220.000 USD mỗi năm (hơn 5 tỷ đồng). IQ cao và thu nhập lớn, Chen trong mắt công chúng là một người thành công. Tuy nhiên, ngày 19/9/2019, chàng trai tài giỏi này đã nhảy xuống từ tòa nhà trụ sở Facebook và tự kết liễu cuộc đời thanh xuân của mình.

Chen Qin trong mắt công chúng là một người thành công nhưng đằng sau anh phải gồng gánh vô số áp lực. Ảnh: Sohu

Chen Qin trong mắt công chúng là một người thành công nhưng đằng sau anh phải gồng gánh vô số áp lực. Ảnh: Sohu

Chen Qin sinh năm 1981 trong gia đình lao động phổ thông ở Phúc Kiến. Cha mẹ đặt cho anh cái tên như vậy với kỳ vọng anh sau này sẽ chăm chỉ, siêng năng trong học tập và làm việc, nỗ lực tạo dựng cuộc sống tươi đẹp cho riêng mình.

Không phụ sự kỳ vọng của cha mẹ, Chen từ nhỏ đã học hành chăm chỉ và học lực luôn thuộc hàng giỏi nhất.

Trong kỳ thi Gaokao năm 1999, Chen vượt qua sự mong đợi và giành số điểm cao nhất tổ hợp khoa học xã hội ở tỉnh Phúc Kiến. Anh được nhận vào Đại học Chiết Giang, theo học chuyên ngành kỹ thuật điện khí.

Trong những năm học đại học, Chen thể hiện khả năng lãnh đạo mạnh mẽ của mình. Anh thành lập và đích thân quản lý "Hiệp hội Toán học" với hàng trăm người trong trường.

Cũng trong quá trình học tập tại trường, Chen nhận thấy bản thân yêu thích máy tính hơn nên đã xin thay đổi chuyên ngành sang khoa học máy tính.

Năm 2003, Chen tốt nghiệp và bước chân vào xã hội. Gặp nhiều trở ngại trong công việc, anh cảm thấy khả năng cá nhân vẫn cần phải bứt phá nên quyết định nghỉ việc và đi du học.

Năm 2011, sau bao nỗ lực, Chen đã giành được một suất vào học tại Đại học Nam California, một trong những trường đại học hàng đầu ở Mỹ.

Tuy nhiên, chi phí để sang Mỹ du học là một khoản tiền không hề nhỏ, đặc biết đối với gia đình phổ thông như Chen Qin.

Nhận thấy sự âu lo của con trai, cha mẹ Chen nói nói với anh rằng: "Đừng lo lắng, vì tương lai của con, dù có phải đập nồi bán sắt cha mẹ cũng làm".

Trước sự kỳ vọng tha thiết của gia đình, Chen Qin đã lên máy bay sang Mỹ với quyết tâm gặt hái thành công, báo đáp cha mẹ.

Nhờ học tập xuất sắc và khả năng thực tế vững vàng, Chen thành công lấy được bằng thạc sĩ tại Đại học Nam California sau 2 năm. Lúc này, anh đứng trước hai lựa chọn, trở về Trung Quốc hoặc ở lại Mỹ.

Mục tiêu của Chen Qin là kiếm nhiều tiền hơn để cha mẹ anh được an nhàn trong tương lai. Lúc này, nhiều công ty ở Mỹ đã gửi lời mời cho anh, trong đó có cả những ông lớn ngành Internet. Sau khi cân nhắc, Chen đã chọn ở lại Mỹ.

Công ty đầu tiên Chen làm việc là Cisco Systems, khi đó là nhà cung cấp giải pháp Internet hàng đầu thế giới. Sau một thời gian, anh đã có thể đón gia đình Mỹ ở.

Đến tháng 3/2018, sau 7 năm sinh sống và làm việc tại Mỹ, Chen Qin nhận được lời đề nghị của Facebook với mức lương 220.000 USD/năm (khoảng 5,2 tỷ đồng).

Chen Qin lúc này 37 tuổi, ngay sau khi nhận công việc mới với mức lương cao ngất ngưởng, anh lập tức thông báo tin vui với cha mẹ: "Sau này cha mẹ không phải lo lắng gì cả, cứ chờ đợi và tận hưởng hạnh phúc nhé".

Cha mẹ Chen đương nhiên rất vui mừng, cuộc sống tốt đẹp của con trai là phần thưởng lớn nhất đối với họ.

Trở lại với thực tế, Facebook áp dụng cơ chế đào thải tự động PIP. Cụ thể, Facebook sẽ đánh giá nhân viên theo hiệu quả công việc và khả năng làm việc theo từng quý, nếu kết quả đánh giá không đạt yêu cầu sẽ bị xếp vào loại PIP. Nhóm PIP có nghĩa là người tệ nhất trong công ty và việc bị sa thải chỉ là vấn đề thời gian.

Chen làm việc trong bộ phận công nghệ quảng cáo của Facebook, nơi áp lực nhất. Sau một thời gian, đánh giá nội bộ của công ty cho thấy xếp hạng của Chen đã giảm xuống và nếu quý tiếp theo không khả quan, anh ấy có thể bị liệt vào PIP.

Để có thể trụ lại Facebook, Chen thường xuyên tăng ca đến đêm và thậm chí làm thêm cả cuối tuần. Tuy nhiên, nỗ lực của anh không thành công và rơi vào nhóm bị sa thải.

Đối với Chen Qin, điều này không chỉ khiến anh cảm thấy xấu hổ mà còn là sự đả kích không nhỏ đối với gia đình anh.

Dù đã ở Mỹ 8 năm nhưng Chen không lấy được thẻ xanh. Anh ấy chỉ có thị thực lao động tạm thời H-1B và nếu bị sa thải, anh phải tìm một công việc mới trong vòng 60 ngày, hoặc cả gia đình sẽ phải rời khỏi Mỹ.

Chen lúc này cho rằng mình đã mất hết tất cả. 11h ngày 19/9/2019, Chen Qin đã nhảy từ tòa nhà trụ sở Facebook và tử vong tại chỗ.

Cha mẹ Chen biết công việc của anh không dễ dàng, ngày nào đi làm về cũng chuẩn bị một bữa cơm thịnh soạn nhưng tối hôm đó, con trai của họ đã không bao giờ trở về.

Sự việc xảy ra thu hút sự quan tâm của dư luận Trung Quốc. Nhiều người bày tỏ sự tiếc thương cho một nhân tài, bên canh đó cũng không ít ý kiến cho rằng chính áp lực từ cái mác "con nhà người ta" đã đẩy Chen Qin đến bước đường này.

Cưỡi ngựa từ châu Âu đến Trung Quốc, bị bắt giữ giữa chừng vì điều không ngờ

Một người đàn ông Trung Quốc bị bắt giữ tại Hà Lan khi đang trong hành trình cưỡi ngựa từ Tây Âu đến Trung Quốc. Sau khi bị bắt, người đàn ông mới biết còn có điều anh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoa Vũ (Sohu) ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN