Trân Châu Cảng: Nhìn lại 75 năm ngày Mỹ chịu “ô nhục”
Sau cuộc tấn công bất ngờ của đế quốc Nhật, Tổng thống Mỹ khi đó Franklin D. Roosevelt tuyên bố 7.12.1941 là " ngày mà nước Mỹ sống trong ô nhục".
Sáng ngày 7.12.1941, hải quân đế quốc Nhật Bản mở cuộc tấn công bất ngờ vào căn cứ Mỹ ở Trân Châu Cảng, Hawaii. Hơn 2.000 người Mỹ thiệt mạng trong vụ ném bom. Nhiều thiết giáp hạm và máy bay Mỹ bị hư hại hoặc phá hủy hoàn toàn.
Phát biểu trước Quốc hội một ngày sau đó, Tổng thống Mỹ khi đó Franklin D.Roosevelt gọi ngày xảy ra vụ tấn công là “ngày mà nước Mỹ sống trong ô nhục”.
Quốc hội Mỹ thông qua văn bản tuyên bố chiến tranh với Nhật Bản, đánh dấu thời điểm Washington chính thức bị kéo vào Thế chiến 2.
Nhân viên trên tàu sân bay Hiryu Nhật chuẩn bị cho máy bay cất cánh. 353 máy bay chiến đấu, máy bay ném bom và máy bay thả thuỷ lôi Nhật xuất phát từ 6 tàu sân bay theo hai đợt
Khói và lửa bốc lên từ tàu chiến USS Shaw. Khoảng 1.177 thủy thủ và binh sĩ Mỹ thiệt mạng ngay lập tức sau đợt tấn công đầu.
Hình ảnh các thiết giáp hạm USS California, USS Mary Land, USS Oklahoma, USS Tennessee, USS West Virginia và USS Arizona bị phá hủy, nhìn từ trên cao.
Người lính Mỹ đứng nhìn quả bom lớn phát nổ. Sân bay Hickam Field là một trong những mục tiêu chính của Nhật để ngăn không cho các máy bay Mỹ xuất kích đáp trả.
Thiết giáp hạm USS Arizona dần chìm xuống biển. Hơn 900 người bị mắc kẹt trên con tàu này.
USS California chìm xuống đáy biển sau đợt tấn công bằng bom và thủy lôi của các máy bay Nhật.
Cảnh giải cứu thủy thủ khỏi tàu USS West Virginia đang bốc cháy.
Ngày 8.12.1941, Tổng thống Franklin D. Roosevelt ký văn bản tuyên bố chiến tranh với Nhật Bản. Trước đó, Mỹ duy trì thế trung lập, không can thiệp vào cuộc chiến và chỉ viện trợ quân sự dưới dạng vay nợ cho phe đồng minh.
Khách du lịch đến thăm Đài tưởng niệm USS Arizona, tại nơi mà con tàu chìm xuống biển sau đợt tấn công của Nhật. Đài tưởng niệm được xây dựng trên phần thân của con tàu bị chìm.
Hình ảnh Trân Châu Cảng ngày nay.