Trại tê giác lớn nhất thế giới vô tư bán sừng lấy tiền

Hiện nay, giá thị trường chợ đen một cân sừng tê giác lên tới 1,3 tỉ đồng, đắt hơn cả vàng hay ma túy.

Trại tê giác lớn nhất thế giới vô tư bán sừng lấy tiền - 1

Sừng tê giác có giá trị hơn cả vàng và ma túy.

Một tòa án ở Nam Phi đã “bật đèn xanh” cho việc bán đấu giá sừng tê giác trên mạng tại trang trại lớn nhất thế giới. Ban đầu, chính quyền Nam Phi không đồng ý cho thương vụ đấu giá 3 ngày diễn ra vì sẽ ảnh hưởng tới quá trình đấu tranh chống buôn bán sừng tê giác.

Tuy nhiên, tòa án tối cao ở thành phố Pretoria đã ra phán quyết, cho phép John Hume, chủ trang trại tê giác lớn nhất thế giới, được phép công khai bán sừng tê. Luật sư của Hume cho biết cách đây 3 tháng, lệnh cấm buôn bán sừng tê giác ở Pretoria đã được dỡ bỏ. Tuy nhiên, chính quyền thành phố không đồng ý cấp giấy phép cho trang trại này.

Luật sư của Hume nói rằng ông hy vọng sẽ có được giấy phép trước 10 giờ sáng ngày 21.8 để phiên đấu giá được bắt đầu. Hiện nay, ông Hume đang có hơn 6 tấn sừng tê và muốn bán 264 chiếc trong số này. Giá thị trường chợ đen hiện nay mỗi cân sừng tê là 1,3 tỉ đồng. Giá của sừng tê giác còn đắt hơn vàng hay ma túy.

Ông Hume nói: “Chúng tôi rất vui vì quyết định của tòa án tối cao. Tôi hy vọng rằng chính phủ biết họ cần phải công bằng với chúng tôi”.

Nam Phi là quê hương của 20.000 con tê giác, chiếm hơn 80% tổng lượng toàn cầu. Những năm gần đây, số lượng tê giác sụt giảm nghiêm trọng do nạn săn bắn trộm. Ông Hume nói rằng, cách duy nhất để tê giác không bị săn trộm là “đáp ứng nhu cầu của thị trường sừng tê ở châu Á”.

Trại tê giác lớn nhất thế giới vô tư bán sừng lấy tiền - 2

Một con tê giác vừa bị cưa sừng ở trang trại tại Nam Phi.

Theo ông, xây trang trại và nuôi tê giác rồi cưa sừng bán là một biện pháp hiệu quả. Ông Hume là chủ trang trại tê giác lớn nhất thế giới hiện nay. Nhiều chuyên gia phản đối ý tưởng này vì sẽ thúc đẩy bọn săn trộm giết hại tê giác nhiều hơn.

Sừng tê có thành phần chủ yếu là keratin, tương tự hợp chất tạo thành móng tay người. Nó được bán dưới dạng bột và được cho là có thể chữa khỏi ung thư.

Nam Phi hiện nay có 300 trại nuôi tê giác và mỗi năm họ chi khoảng 116 triệu bảng Anh (khoảng 3.300 tỉ đồng) để bảo vệ bầy tê giác của mình.

Video: Hà mã nổi giận cắn chết tê giác bằng đòn chí mạng

Một con hà mã nóng tính đã bất ngờ tấn công và cắn chết tê giác đang mải mê uống nước chỉ trong chớp nhoáng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Minh – Daily Mail ([Tên nguồn])
Phim chiếu rạp CGV Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN