Trái Đất có thời không có lục địa nào?

Khi mới được hình thành, Trái Đất có bề mặt rất khác so với hiện tại.

Trái Đất từng có thời chỉ được bao phủ bởi nước? (Ảnh minh họa)

Trái Đất từng có thời chỉ được bao phủ bởi nước? (Ảnh minh họa)

Đối với nhiều người, hành tinh của chúng ta từng có dạng một “siêu lục địa” – tức phần mặt đất mà chúng ta hiện đang sống được xếp thành các hình khối so le nhau, trước khi bị các chuyển động kiến ​​tạo đẩy ra xa.

Nhưng một nghiên cứu mới đây tiết lộ từng có khoảng thời gian Trái Đất có rất ít hoặc không chẳng có lục địa nào cả, và hoàn toàn được bao phủ bởi nước.

Nghiên cứu trên được thực hiện giáo sư Boswell Wing của Đại học Colorado và cựu sinh viên của ông - Benjamin Johnson thuộc Đại học bang Iowa, nhằm tìm lời giải cho cuộc tranh luận rằng bề mặt Trái Đất cổ đại trông như thế nào.

Nghiên cứu của họ tập trung vào một khu vực địa chất hẻo lánh thuộc quận Panorama, phía tây bắc Úc, với đối tượng nghiên cứu là một phiến đá mỏng dưới đại dương có niên đại 3,2 tỷ năm tuổi được đẩy lên bờ. Bên trong phiến đá là những manh mối cho thấy nước biển đã bao phủ Trái Đất tại thời điểm đó.

Nhóm nghiên cứu đã tập trung phân tích chỉ số đồng vị của các loại oxy khác nhau tích tụ trên vỏ phiến đá. Cụ thể, họ đã phân tích lượng tương đối của 2 đồng vị oxy-16 và oxy-18 trong hơn 100 mẫu thu thập từ phiến đá 3,2 tỷ năm tuổi.

Kết quả cho thấy nước biển chứa nhiều oxy-18 hơn khi phiến đá mới được hình thành. Nhóm nghiên cứu cho rằng lời giải thích hợp lý nhất cho điều này là ở thời điểm đó, Trái Đất chưa hình thành lục địa lớn nào, vì nếu có thì các đồng vị oxy này sẽ bị đất sét hấp thụ hết.

“Không có lục địa trên đại dương, giá trị oxy sẽ khác với ngày nay, đó chính xác là những gì chúng tôi tìm thấy”, ông Johnson nói.

Nếu kết quả nghiên cứu trên được công nhận, các nhà khoa học sẽ phải có cái nhìn khác về quá trình hình thành sự sống đơn bào đầu tiên trên Trái Đất và có thể ở cả những thế giới khác.

“Trái Đất thời chưa có lục địa trông giống như một ‘hành tinh nước’, nhận định này có thể cung cấp những kiến thức quan trọng về những hạn chế của môi trường đối với nguồn gốc và sự tiến hóa của sự sống trên Trái Đất, cũng như sự tồn tại của sự sống ở những thế giới khác”, các nhà khoa học viết trên Tạp chí Nature Geoscience.

Tuy nhiên, phát hiện này không có nghĩa là Trái Đất hoàn toàn không có lục địa nào vào thời điểm đó. Giới khoa học nghi ngờ các lục địa siêu nhỏ có thể đã nhô lên khỏi đại đương, nhưng họ vẫn đồng ý rằng hành tinh của chúng ta chưa có nhiều đất liền như ngày nay.

Trái Đất đang có hai Mặt Trăng

Giới thiên văn mới đây cho biết Trái đất chúng ta đang có thêm một “Mặt Trăng thứ 2“ có kích thước ngang bằng một xe...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Anh - Guardian, Science Alert ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN