Trái Đất có thêm "mặt trăng" mới
Mặt trăng này sẽ đồng hành với Trái đất trong khoảng vài thế kỷ.
2016HO3 và Trái đất quanh mặt trời
Các phi hành gia vừa phát hiện một thiên thạch đang "quyến luyến" trái đất. Được gọi là "vệ tinh đồng quỹ đạo", đây là người đồng hành mới của Trái đất trong hệ mặt trời trong vài thế kỷ tới.
Về mặt kỹ thuật, thiên thạch mang thên 2016HO3 quay quanh mặt trời. Nhưng trong hành trình đó, nó cũng đồng thời quay quanh trái đất. Tuy nhiên, 2016HO3 quá xa để coi là một vệ tinh thực sự, nhưng với hành trình quỹ đạo như vậy nó vẫn được coi là một dạng vệ tinh "hờ".
Ước tính thiên thạch này có đường kính 40-100 mét. Trong khi quay quanh mặt trời, 2016 HO3 ở ở gần, và đi trước Trái đất quá nửa thời gian. Nửa năm còn lại của nó lại bị hành tinh xanh bỏ lại phía sau.
Ngoài ra, đường quỹ đạo của 2016 HO3 cũng lượn sóng như hòn đá nảy trên mặt nước. Nhà khoa học Paul Chodas từ NASA mô tả "Hãy hình dung như nó đang nhảy múa với trái đất vậy".
Trọng lực của Trái đất cũng ngăn không cho thiên thạch này tới quá gần, nhưng cũng không đẩy nó ra quá xa, mà luôn cách một khoảng 14 triệu km. Như vậy đây không phải là mối đe dọa với trái đất.
Thiên thạch 2016 HO3 vừa được phát hiện tháng 4 vừa rồi bởi kính thiên văn Pan-STARRS 1 tại Hawaii. Nghiên cứu ban đầu cho thấy, khoảng một thế kỷ tới, nó trở thành vệ tinh "hờ" của địa cầu, và sẽ "nhảy múa" quanh người bạn mới ít nhất khoảng vài thế kỷ nữa.