TQ xây cơ sở quân sự dọc biên giới, Ấn Độ sẵn sàng dùng vũ lực đáp trả
Tướng Bipin Rawat, tham mưu trưởng quân đội Ấn Độ, nhắc đến giải pháp quân sự để ngăn Trung Quốc tiếp tục xâm lấn ở vùng biên giới giữa hai nước.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (giữa) được tham mưu trưởng Rawat và tư lệnh lục quân Naravane trong chuyến thăm đến Ladakh.
Theo báo Ấn Độ Hindustan Times, ông Rawat đưa ra tuyên bố trên trong bối cảnh căng thẳng biên giới Trung-Ấn tiếp tục leo thang, trong khi các vòng đàm phán không đạt kết quả.
“Binh sĩ Trung Quốc vẫn thường xâm phạm đường ranh giới kiểm soát (LAC) cho nhận thức khác nhau. Cơ quan quốc phòng Ấn Độ có nhiệm vụ giám sát và ngăn chặn các hành động xâm nhập đó. Chúng tôi luôn sẵn sàng dùng đến giải pháp quân sự nếu như mọi nỗ lực đàm phán thất bại”, tướng Rawat nói với tờ Hindustan Times.
“Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh, cố vấn an ninh quốc gia Ajit Doval và các quan chức khác đang cân nhắc mọi phương án, buộc Trung Quốc khôi phục hiện trạng ở Ladakh”, ông nói.
Tướng Rawat từng là tư lệnh lục quân Ấn Độ chỉ huy lực lượng đối phó với lính Trung Quốc trong cuộc đối đầu căng thẳng suốt 73 ngày ở cao nguyên Doklam năm 2017.
Ông Rawat đưa ra tuyên bố trên sau khi Trung Quốc không có dấu hiệu rút quân khỏi vùng tranh chấp với Ấn Độ ở phía đông Ladakh, theo tờ Times of India.
Binh sĩ Trung Quốc còn tiếp tục xây đường sá, cầu, bãi đáp cho trực thăng và các công trình quân sự khác dọc đường kiểm soát thực tế.
Theo báo Ấn Độ, đây là những hành động leo thang căng thẳng của Trung Quốc, nhằm hỗ trợ cho các binh sĩ đóng quân ở vùng tranh chấp.
“Trung Quốc đang 'chơi bóng chuyền', đưa vấn đề sang đàm phán ngoại giao rồi lại đàm phán quân sự, nhưng không có bất cứ hành động nào xuống thang. Tình hình ở thực địa không có gì thay đổi”, một quan chức Ấn Độ giấu tên nói.
Ấn Độ hiện vẫn duy trì lực lượng đông đảo dọc đường ranh giới với Trung Quốc, trải dài từ Ladakh tới Arunanchai Pradesh, với sự hiện diện của xe tăng T-90, chiến đấu cơ Rafale và các vũ khí hạng nặng khác.
“Chiến lược của Trung Quốc là không ngừng lấn sang phần lãnh thổ do Ấn Độ kiểm soát dọc đường ranh giới”, một quan chức Ấn Độ nói.
Ấn Độ và Trung Quốc cho đến nay chưa ký hiệp định phân định đường biên giới. Đây là lý do hai bên vẫn thường cho rằng đối phương xâm phạm lãnh thổ.
Ấn Độ đang tăng cường hạn chế hoạt động của Trung Quốc tại nước này bằng cách siết chặt thị thực và xem xét các...
Nguồn: [Link nguồn]