TQ: "Vũ khí" hiệu quả nhất giúp giải nguy cho đập Tam Hiệp

Theo thông tin mới nhất về tình hình mưa lũ ở Trung Quốc, hơn 700.000 người đã được sơ tán khẩn cấp ở khu vực phía Tây Nam nước này sau khoảng 1 tháng mưa lớn liên tục.

Sự toàn vẹn của đập Tam Hiệp trong mùa lũ lịch sử ở Trung Quốc rất được dư luận quan tâm (ảnh: Xinhua)

Sự toàn vẹn của đập Tam Hiệp trong mùa lũ lịch sử ở Trung Quốc rất được dư luận quan tâm (ảnh: Xinhua)

SCMP hôm 4.7 đưa tin, cảnh báo lũ ở trung lưu và hạ lưu sông Dương Tử đã được nâng từ cấp 4 lên cấp 3.

Bộ Quản lý Khẩn cấp Trung Quốc cho biết, mưa lũ đã ảnh hưởng đến đời sống của khoảng 20 triệu người, khiến hơn 235.000 ngôi nhà bị sập, hư hại. Tổng thiệt hại ước tính lên tới hơn 4 tỷ USD.

Tình trạng mưa lũ dự kiến sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng đến vụ thu hoạch hè của ngành nông nghiệp của Trung Quốc khi đang trong quá trình phục hồi sau dịch Covid-19.

Sau khi chứng kiến lưu lượng nước từ sông Dương Tử đổ về lên tới 53.000 m3/giây, đập Tam Hiệp đã phải mở cổng xả lũ lần 2 trong năm.

Các chuyên gia phòng chống thiên tai Trung Quốc cho rằng, tỉnh Hồ Bắc vừa bị ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch Covid-19 nên khả năng chống chọi với thiên tai bị suy giảm.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ, giới chức Trung Quốc vẫn khá tự tin trong việc có thể ngăn chặn thiệt hại bằng những cải tiến về kiểm soát lũ ở sông Dương Tử.

Ning Lei – Phó Giám đốc cơ quan phòng chống thiên tai thuộc Ủy ban sông Dương Tử – cho rằng, sau nhiều năm nâng cấp, hệ thống kiểm soát lũ lụt ở con sông dài nhất Trung Quốc đã được cải thiện đáng kể.

Theo ông Ning, 3.900 km phần đê chính ở sông Dương Tử đã được nâng cấp theo tiêu chuẩn kiểm soát lũ tiên tiến nhất, đồng thời, một nhóm hồ chứa kiểm soát lũ mang tính “chiến lược” cũng được xây dựng từ trước.

“40 hồ chứa bao gồm cả đập Tam Hiệp có thể điều chỉnh lưu lượng nước và tích tới 57,4 tỷ mét khối nước. Đây là vũ khí quan trọng, hiệu quả và tiết kiệm nhất trong việc kiểm soát lũ ở sông Dương Tử”, ông Ning tự tin.

Tình hình mưa lũ ở Trung Quốc vẫn diễn biến phức tạp, gây nhiều thiệt hại (ảnh: SCMP)

Tình hình mưa lũ ở Trung Quốc vẫn diễn biến phức tạp, gây nhiều thiệt hại (ảnh: SCMP)

Ông Ning nói thêm rằng, có khoảng 30.000 trạm quan sát nước và mưa ở sông Dương Tử. Những trạm này chia sẻ thông tin cho các vệ tinh khí tượng và radar thời tiết giúp dự báo, kiểm soát lũ ở sông Dương Tử một cách hiệu quả nhất.

“Mực nước của sông Dương Tử có thể được báo cáo chính xác đến từng centimet”, ông Ninh nói với Tân Hoa Xã.

Yang Fuqiang – cố vấn cao cấp về biến đổi khí hậu của Hiệp hội bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Bắc Kinh – cho rằng, Trung Quốc dự kiến sẽ phải đối mặt với những trận mưa cực đoan hơn trong những năm tới.

Từ năm 1961- 2018, Trung Quốc đã chứng kiến sự gia tăng của những trận mưa kỷ lục. Kể từ giữa những năm 1990, tần suất những trận mưa cực lớn ở Trung Quốc đã tăng đáng kể.

Từ năm 1951 – 2018, nhiệt độ trung bình ở Trung Quốc tăng 0,24 độ C sau 10 năm – nhanh hơn nhiều so với mức tăng nhiệt trung bình toàn cầu.

Lượng mưa trung bình hàng tháng ở Trung Quốc từ đầu năm đến nay là 292 mm, tăng 7% so với những năm trước đó, theo Bộ Tài nguyên nước.

“Biến đổi khí hậu có thể dẫn tới những trận mưa cực lớn ở khu vực miền Nam Trung Quốc. Trong khi đó, khu vực phía Bắc lại phải chịu hạn hán nặng nề”, ông Yang nhận định.

Nguồn: [Link nguồn]

Bí mật khiến đập Tam Hiệp không thể bị phá hủy hoàn toàn, tên lửa bắn chỉ như “gãi ngứa”

Mối lo ngại về việc đập Tam Hiệp có thể bị nổ tung không phải là mới. Kể từ khi bắt đầu xây dựng đập Tam Hiệp...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam (tổng hợp) ([Tên nguồn])
Đập Tam Hiệp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN