TQ: Vì sao nhiều người nhiễm virus Corona nhưng xét nghiệm lại âm tính?

Không ít bệnh nhân ở Trung Quốc phải trải qua nhiều lần kiểm tra virus Corona với kết quả âm tính cho đến khi được xác nhận nhiễm virus. Điều này dấy lên lo ngại về độ chính xác của các kit thử nhanh.

Bác sĩ Trung Quốc làm việc tại bệnh viện dã chiến Lôi Thần Sơn ở Vũ Hán.

Bác sĩ Trung Quốc làm việc tại bệnh viện dã chiến Lôi Thần Sơn ở Vũ Hán.

Cư dân Vũ Hán William Yang đang phải trải qua những ngày tháng đầy lo lắng. Trong hơn một tuần, người mẹ 57 tuổi của Yang bị cảm, sốt cao rồi khó thở, nhưng mới chỉ được điều trị vào ngày 6.2.

Hôm 1.2, mẹ của Yang có cuộc hẹn đến khám nhưng phải hủy vì thiếu kit thử virus Corona. Hai ngày sau, mẹ của Yang được kiểm tra ở một bệnh viện khác và cho kết quả âm tính.

Nhưng tình hình sức khỏe của người phụ nữ 57 tuổi càng tồi tệ hơn. Kết quả kiểm tra lần 2 cho thấy bà dương tính với virus Corona và vẫn phải chờ giường bệnh.

“Vài ngày qua thật uổng phí”, Yang nói qua điện thoại. “Đầu tiên là không có đủ kit thử, sau đó là kết quả sai”.

Tình trạng sức khỏe của mẹ Yang vẫn chưa cải thiện cho đến ngày 10.2. Vấn đề không đủ kit thử và nhiều trường hợp âm tính sau trở bệnh nặng lại dương tính đang làm ảnh hưởng đến nỗ lực chữa trị cho các bệnh nhân.

Để đối phó với tình hình, chính quyền Trung Quốc trong 2 tuần qua đã cho phép lưu hành tới 7 loại kit thử của 7 công ty khác nhau.

Thông thường, các bác sĩ sẽ lấy mẫu nucleic acid từ chất nhầy trong cổ họng bệnh nhân và sau đó đối chiếu với mẫu nucleic acid của virus Corona trong phòng thí nghiệm.

Sử dụng kit thử cho kết quả nhanh, chỉ mất vài giờ nhưng có thể không chính xác, Li Yan, người đứng đầu trung tâm chẩn đoán tại Bệnh viện Nhân dân, thuộc Đại học Vũ Hán, nói trong cuộc trả lời phỏng vấn với Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV).

Tỉ lệ chính xác chỉ vào khoảng 30-50%, theo Wang Chen, Chủ tịch Viện Khoa học Y khoa Trung Quốc, cho biết.

Trường hợp như của mẹ Yang là không hiếm. Có bệnh nhân ở Bắc Kinh thử virus Corona 3 lần nhưng vẫn âm tính và chỉ đến khi lấy mẫu từ lá phổi với xác nhận có virus Corona.

Ở thời điểm hiện tại, 7 công ty Trung Quốc đang chạy đua trong việc phát triển kit thử virus Corona. Các công ty chỉ mất khoảng 20 ngày để cho ra 1 bộ kit thử và đưa vào thị trường. Thông thường, quy trình này kéo dài tới 3 năm.

Hiện tại, năng lực sản xuất kit thử của 7 công ty Trung Quốc đã lên tới 1 triệu kit thử mỗi ngày.

Vấn đề nằm ở độ chính xác. Tập đoàn BGI ở Trung Quốc khẳng định độ chính xác sẽ tăng dần theo thời gian. Liferiver thì cho rằng công ty luôn đặt chất lượng lên hàng đầu và sẽ tiếp tục cải thiện sản phẩm.

Cuối tuần qua, Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã kêu gọi phát triển thêm công nghệ kiểm tra virus có thể được thực hiện nhanh chóng tại chỗ.

Hiện tại, mẹ của Yang đang được điều trị ở bệnh viện. Yang không thể nào yên tâm vì người bà 80 tuổi cũng có dấu hiệu nhiễm bệnh, nhưng không thể đến viện kiểm tra vì bị liệt.

Yang đã cố gắng gọi cấp cứu trong vài ngày qua, nhưng các bệnh viện đều quá tải với các ca nhiễm mới. “Có nhiều trường hợp như bà tôi… Họ không nằm trong con số thống kê chính thức”, Yang nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Thời gian ủ bệnh virus Corona có thể dài hơn nhiều so với dự đoán trước đây

Thời gian ủ bệnh của virus Corona đang lây lan ở Trung Quốc có thể kéo dài tới 24 ngày, vượt xa mức 2 tuần theo dự đoán...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Daily Star ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN