TQ và Ấn Độ tố nhau nổ súng trước ở biên giới: Lần này bắn cảnh cáo, lần tới thì sao?
Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều cho rằng đối phương nổ súng trước ở biên giới và sự việc để lại nhiều hệ lụy và tiềm ẩn nguy cơ gây thương vong bằng súng.
Binh sĩ Ấn Độ canh gác tại một chốt kiểm soát ở vùng Ladakh, gần biên giới Trung Quốc.
Thời báo Hoàn Cầu, ấn phẩm phụ của Nhân dân Nhật báo, cơ ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 8.9 đăng bài xã luận, chỉ trích Ấn Độ nổ súng ở biên giới là thiếu chuyên nghiệp, không chịu được sức ép.
Hoàn Cầu dẫn lại lời phát đại tá Zhang Shuli, phát ngôn viên Chiến khu miền Tây của Trung Quốc, rằng binh sĩ tuần tra Trung Quốc chỉ muốn đàm phán, nhưng phía Ấn Độ lại nổ súng nhằm cảnh cáo.
Đây được coi là lần đầu tiên có tiếng súng nổ ở biên giới Trung-Ấn trong hơn 4 thập kỷ, vi phạm nguyên tắc mà hai bên ký năm 1996 về việc không sử dụng súng để giải quyết tranh chấp chủ quyền.
Hoàn Cầu cho rằng sự cố xảy ra vào đêm ngày 7.9 làm tăng nguy cơ châm ngòi cho một cuộc xung đột khác giữa hai nước.
Hoàn Cầu cho rằng, súng nổ ở biên giới là dấu hiệu Ấn Độ đang mệt mỏi, quá căng thẳng vì đại dịch Covid-19 ở trong nước, cũng như mùa đông lạnh giá đang đến gần trên dãy Himalaya.
Hoàn Cầu cũng dẫn lại nguồn tin từ truyền thông Ấn Độ, rằng New Delhi cáo buộc Bắc Kinh nổ súng trước. “Cáo buộc như vậy là vô lý và vô trách nhiệm, muốn đẩy lỗi lầm về phía Trung Quốc”, bài xã luận viết.
Hoàn Cầu dẫn lời Qian Feng, giám đốc cơ quan nghiên cứu tại Viện Chiến lược Quốc gia thuộc Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, rằng nguyên tắc không sử dụng vũ khí ở biên giới đã bị xâm phạm, tạo ra tiền lệ cho những lần binh sĩ hai bên chạm trán sau này.
“Lần này Ấn Độ chỉ bắn cảnh cáo, nhưng không thể loại trừ khả năng lần tới binh sĩ Ấn Độ sẽ bắn vào người thật”, Qian nói, nhấn mạnh rằng binh sĩ Trung Quốc cũng cần có biện pháp đáp trả thích đáng
Hoàn Cầu cảnh báo Ấn Độ cũng đang có tranh chấp chủ quyền biên giới với Pakistan. Nếu leo thang tranh chấp với Trung Quốc, Ấn Độ sẽ không thể đồng thời phân tán lực lượng trên cả hai mặt trận, bài xã luận viết.
“Ấn Độ tưởng rằng làm như vậy thì tình hình sẽ được kiểm soát, nhưng đến cuối cùng, chính họ đang nâng tảng đá lên và rồi lại để rơi vào đúng chân mình”, bài xã luận viết.
Về vấn đề Ấn Độ chiếm được một số cao điểm ở vùng biên giới tranh chấp thuộc khu vực phía nam hồ Pangong, Hoàn Cầu cho rằng đây chỉ là ưu thế chiến thuật tạm thời.
“Ấn Độ sớm muộn sẽ phải rút quân vì họ không thể hỗ trợ hậu cần cho binh sĩ ở tiền tuyến trong mùa đông”, bài xã luận viết. “Còn nếu Ấn Độ muốn giải quyết tranh chấp bằng vũ khí, binh sĩ Trung Quốc có thể giành lại vùng đất tranh chấp rất nhanh và dễ dàng”.
Hoàn Cầu dẫn lời một cựu binh Trung Quốc am hiểu tình hình vùng biên giới trên dãy Himalaya, cho rằng Ấn Độ nên ngừng leo thang căng thẳng trước khi “nếm trải sức mạnh quân đội Trung Quốc một lần nữa”.
Ấn Độ khẳng định binh sĩ nước này chỉ nổ súng sau khi lính Trung Quốc khai hỏa trước và nguồn tin tiết lộ rằng hai...
Nguồn: [Link nguồn]