TQ từng tháo tung tên lửa phòng không của Nga, nay ra mắt mẫu tương tự nhưng rẻ hơn

Trung Quốc ngày 6.3 giới thiệu hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp tự phát triển mang tên HQ-17AE, dựa trên nguyên mẫu Tor-M1 của Nga.

Do Tập đoàn Khoa học Công nghiệp Không gian Trung Quốc (CASIC) phát triển, phiên bản tên lửa phòng không HQ-17AE có khả năng đánh chặn mục tiêu hiệu suất cao, tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến và phù hợp cho mục đích xuất khẩu, tờ Thời báo Hoàn Cầu cho biết.

Truyền thông Trung Quốc gọi hệ thống tên lửa mới là “thợ săn máy bay tầm thấp”. Hệ thống phòng không này được tích hợp radar mảng pha tiên tiến, tên lửa phóng thẳng đứng bằng nhiên liệu rắn, phản ứng nhanh nhạy, thích ứng với môi trường gây nhiễu điện từ phức tạp.

Một hệ thống có thể tác chiến độc lập hoặc liên kết với nhiều xe phóng thành mạng tên lửa tác chiến. Mỗi xe phóng HQ-17AE có khả năng khai hỏa ngay khi đang di chuyển.

Tên lửa phòng không HQ-17AE khai hỏa.

Tên lửa phòng không HQ-17AE khai hỏa.

CASIC nói HQ-17AE không chỉ đánh chặn chiến đấu cơ, trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa đối đất, tên lửa hành trình cận âm mà còn tạo ra thách thức với máy bay tàng hình.

Mỗi xe phóng có thể di chuyển với vận tốc tối đa 90 km/giờ và 25 km/giờ khi chiến đấu, mang theo 8 tên lửa, tấn công 4 mục tiêu đồng thời.

Năm 1996, quân đội Trung Quốc mua 14 tổ hợp tên lửa Tor-M1 của Nga. Hợp đồng hoàn tất một năm sau. Đến năm 1999, Trung Quốc mua thêm 13 tổ hợp Tor-M1, ngỏ ý muốn mua quyền sản xuất hệ thống phòng không của Nga.

Thay vì dùng bách xích như Tor-M1, HQ-17AE sử dụng bánh lốp.

Thay vì dùng bách xích như Tor-M1, HQ-17AE sử dụng bánh lốp.

Tuy nhiên, Nga từ chối. Kết quả là các kỹ sư Trung Quốc đã tháo tung tên lửa Tor-M1 để tìm hiểu công nghệ.

Đến năm 2015, tên lửa phòng không HQ-17 đầu tiên xuất hiện, với tính năng tương đương Tor-M1. Ngày 1.10.2019, phiên bản HQ-17A tham gia lễ diễu binh mừng Quốc Khánh ở Trung Quốc.

HQ-17AE mới xuất hiện được coi là phiên bản “nhái” Tor-M1 hoàn chỉnh nhất và Trung Quốc ngỏ ý muốn bán cho các đối tác muốn mua tên lửa phòng không giống của Nga nhưng giá rẻ hơn.

Hậu quả Trung Quốc hứng chịu khi đạo nhái chiến đấu cơ Nga

Trung Quốc đang rơi vào thế khó khi không có đủ số lượng tiêm kích hạm J-15 phục vụ cho tàu sân bay đóng mới trong khi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Hoàn Cầu ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN