TQ: Tìm ra hóa thạch quái vật biển sống trước khủng long
Đây là loài sinh vật có cổ dài nhất từng được phát hiện với chiều dài lên tới gần 2 mét.
Thủy quái mới tìm thấy có cổ dài 2 mét và sống trước khủng long.
Ở miền tây nam Trung Quốc, các nhà khảo cổ vừa tìm thấy hóa thạch một loài sinh vật cổ dài dưới biển sống cách đây hàng triệu năm. Loài “thủy quái” này được cho là có mặt trước cả khủng long. Trong bụng của hóa thạch có phôi thai và các nhà nghiên cứu cho biết nó đẻ con chứ không đẻ trứng.
Các nhà khảo cổ định danh loài sinh vật này là Dinocephalosaurus, sống cách ngày nay 245 triệu năm ở Kỷ Triat. Việc tìm ra hóa thạch loài thủy quái khiến nhận định trước đây về quá trình tiến hóa của động vật có xương sống thay đổi hoàn toàn.
Động vật có vú hoặc một số loài bò sát gồm rắn và thằn lằn là loài động vật đẻ con. Chúng không đẻ trứng như chim. Nhà cổ sinh vật học Liễu Quân ở đại học công nghệ Hợp Phì cho biết Dinocephalosaurus là loài đầu tiên trong nhóm các loài động vật có xương sống, bao gồm chim, cá sấu, khủng long và bò sát.
Loài này có cổ dài nhất trong số các loài sinh vật từng được phát hiện. Chúng dài khoảng 4 mét và cổ dài 1,7 mét. Dinocephalosaurus có vây như mái chèo, đầu nhỏ, miệng có răng và mõm lớn để săn cá.
“Tôi nghĩ rằng mọi người sẽ rất ngạc nhiên khi nhìn thấy ảnh phục dựng loài sinh vật này với đầu nhỏ và mồm đầy răng”, nhà cổ sinh Mike Benton từ đại học Bristol (Anh), nói.
Các nhà sinh vật học cho rằng không đẻ trứng giúp loài thủy quái này có nhiều lợi thế. Khi con non ra đời, chúng có thể thích nghi ngay với môi trường biển. Nếu đẻ trứng, các loài dã thú trên cạn khác có thể ăn cả tổ trứng.