TQ thử tên lửa đạn đạo "bắn tới Mỹ" gắn trên tàu hỏa

Trung Quốc trong tháng 12 đã thử nghiệm một hệ thống tên lửa tầm xa mới gắn trên tàu hỏa, có khả năng vươn tới Mỹ. Thông tin được cơ quan mật vụ Mỹ cung cấp.

TQ thử tên lửa đạn đạo "bắn tới Mỹ" gắn trên tàu hỏa - 1

Hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 của Trung Quốc.

Cuộc bắn thử nghiệm cho bệ phóng tên lửa DF-41 được gắn trên tàu hỏa hôm 5.12  ở miền tây Trung Quốc, theo lời các quan chức quốc phòng  Mỹ trả lời trên tờ Washington Free Beacon.

Trung Quốc đã tập trung phát triển hệ thống phóng tên lửa trên tàu hỏa từ những năm 1980, theo tài liệu tối mật mà CIA cung cấp. Cuộc thử tên lửa gần đây nhất là dấu mốc quan trọng trong nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc, cho thấy Bắc Kinh đang tiến bộ vượt bậc trong việc lắp hệ thống DF-41 trên tàu hỏa. Hệ thống phóng tên lửa này từng được gắn thành công trên các xe lưu động, các quan chức quốc phòng Mỹ cho hay.

Chuyên gia quân sự nhận định các tên lửa đặt trên bệ phóng lưu động được thiết kế để đối phó với các cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu. Tàu hỏa mang tên lửa bên cạnh bệ phóng, xe chỉ huy, các thiết bị hỗ trợ còn được ngụy trang như một tàu hỏa chở khách thông thường.

TQ thử tên lửa đạn đạo "bắn tới Mỹ" gắn trên tàu hỏa - 2

Một hệ thống tên lửa gắn trên tàu hỏa.

Hiện nay, kho vũ khí hạt nhân của Bắc Kinh được ước tính sở hữu khoảng 300 đầu đạn.

Trung Quốc được cho là nhận được công nghệ gắn tên lửa trên tàu hỏa từ Ukraine. Quốc gia châu Âu này từng phát triển hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa SS-24 gắn trên tàu hỏa từ thời Xô Viết, theo một báo cáo của Dự án kiểm soát vũ khí châu Á thuộc đại học Georgetown thực hiện.

Trung Quốc cũng đang phát triển hệ thống hầm ngầm và đường ray ở trung tâm đất nước để phục vụ các chuyến tàu gắn bệ phóng tên lửa.

TQ thử tên lửa đạn đạo "bắn tới Mỹ" gắn trên tàu hỏa - 3

Phillip A.Karber, một chuyên gia quốc phòng chủ nhiệm Quỹ Potomac cho biết tổ chức của ông phát hiện ra tên lửa DF-41 từng được đưa tới bãi thử ở Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.

“Nếu tàu hỏa có thể mang được bệ phóng tên lửa xuyên lục địa DF-41 thì nó hoàn toàn có khả năng tấn công đa mục tiêu cùng lúc”, ông Karber trả lời cho tờ Free Beacon.

 “Sự kết hợp của tốc độ, sự linh hoạt, quá trình ngụy trang như một tàu chở khách, hệ thồng hầm ngầm bảo vệ, nhiều đầu đạn cùng triển khai một lúc khiến rất khó xác định chính xác số lượng hệ thống này trong thực tế”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Minh - Sputnik ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN