TQ: Thị trường gặp khó, đội quân phụ nữ trẻ đầy "quyền lực" ra tay giải cứu

Một “đội quân” gồm những phụ nữ trẻ có nhiều tiền đang trở thành động lực chi tiêu mới ở Trung Quốc, thúc đẩy mua sắm trên mọi mặt hàng, từ rượu bia, mỹ phẩm đến các sản phẩm bán online.

Nhóm “tiểu muội” – động lực mới thúc đẩy chi tiêu ở Trung Quốc (ảnh: SCMP)

Nhóm “tiểu muội” – động lực mới thúc đẩy chi tiêu ở Trung Quốc (ảnh: SCMP)

Nhóm phụ nữ trẻ có tiền này được dư luận đặt biệt danh là những “tiểu muội”. Họ có học vấn cao, đang trì hoãn hoặc không có ý định kết hôn, làm mẹ. Điều này khiến các “tiểu muội” có nhiều tiền tiết kiệm và thoải mái chi tiêu, đặc biệt là trong bối cảnh nhiều người ở Trung Quốc “rỗng túi” sau dịch Covid-19.

“Tiểu muội” đang trở thành cụm từ thịnh hành ở Trung Quốc, sử dụng rộng rãi trong các bộ phim và cả chương trình truyền hình thực tế. Nhóm “tiểu muội” được đánh giá là phân khúc quan trọng trong bộ phận người tiêu dùng ở Trung Quốc.

“Tiểu muội” chiếm 3/4 tổng số lượt mua hàng xét theo nhóm tuổi tại Trung Quốc, theo báo cáo từ công ty nghiên cứu thị trường Frost and Sullivan.

“Quyền lực kinh tế của những chị em phụ nữ thành phố trong độ tuổi từ 20 – 40 đang trở thành đề tài ăn khách trong các bộ phim và chương trình giải trí ở Trung Quốc”, Wendy Liu – chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng UBS Group – nhận xét.

Theo UBS Group, nhóm “tiểu muội” đang dẫn đến sự bùng nổ chi tiêu trong các lĩnh vực từ làm đẹp, thực phẩm, đồ uống, đồ gia dụng và đồ thể thao.

“Phụ nữ ở Trung Quốc đang làm việc nhiều hơn. Họ ngày càng có tiếng nói trong việc quyết định chi tiêu gia đình và mua sắm cho bản thân. Rõ ràng phụ nữ đang trở thành những người tiêu dùng quan trọng giúp vực dậy nền kinh tế”, Herald van der Linde – chuyên gia tại ngân hàng HSBC Hong Kong – nhận xét.

Tầm quan trọng của nhóm “tiểu muội” không chỉ được thể hiện trong một số thị trường truyền thống như mỹ phẩm, may mặc mà còn lan rộng ra nhiều lĩnh vực khác.

Giá thịt lợn ở Trung Quốc đang tăng “phi mã”, khiến nhiều người mua e dè (ảnh: SCMP)

Giá thịt lợn ở Trung Quốc đang tăng “phi mã”, khiến nhiều người mua e dè (ảnh: SCMP)

Theo Industrial Securities, chi tiêu từ phụ nữ chiếm tới 60% thị trường ăn uống trị giá 662,7 tỷ USD của Trung Quốc. Lượng bia được tiêu thụ do phụ nữ trong tháng 7 vừa qua tại Trung Quốc đã tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhiều “gã khổng lồ” công nghệ Trung Quốc trong các lĩnh vực về game, bán hàng trực tuyến, mạng xã hội cũng đang hưởng lợi từ độ chịu chi của các chị em mùa hậu dịch Covid-19.

Nhóm “tiểu muội” Trung Quốc thậm chí còn “càn quét” cả loại rượu Mao Đài nổi tiếng của Quý Châu – đồ uống được cho là chỉ đàn ông ưa chuộng. Theo trang bán hàng trực tuyến Tmall của Tập đoàn Alibaba, phụ nữ đã mua 1/3 tổng số rượu Mao Đài bán trên trang này hồi tháng 6.

Quyền lực trong chi tiêu của nữ giới đang rất được chú ý khi Trung Quốc tìm cách vực dậy kinh tế sau ảnh hưởng của Covid-19. Mặc dù chỉ số tăng trưởng kinh tế đang có chuyển biến tích cực trong quý hai, nhưng doanh số bán lẻ Trung Quốc vẫn ghi nhận mức giảm trong tháng thứ 5 liên tiếp.

Một trong những vấn đề nhức nhối trong tiêu dùng ở Trung Quốc hiện nay là giá bán lẻ thịt lợn.

Các vấn đề từ nguồn cung đang khiến giá thịt lợn ở Trung Quốc tăng vọt trong năm nay và kéo giá trứng tăng theo. Tháng trước, giá thịt lợn Trung Quốc đã tăng 85,7% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 10,3% so với tháng 6.

TQ bất ngờ giáng đòn Mỹ, trừng phạt hàng loạt quan chức

Ngày 10.8, Trung Quốc tuyên bố các biện pháp trừng phạt đối với 11 nghị sĩ, quan chức và cá nhân tại Mỹ nhằm đáp trả...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – SCMP ([Tên nguồn])
Kinh tế "kháng sốc" COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN