TQ: Sợ bị lấy mạng vì chỉ trích phong tục quỳ lạy người già dịp Tết Nguyên đán

Nhân vật nổi tiếng trên mạng xã hội Trung Quốc này cho biết, tính mạng của cả nhà mình đang bị đe dọa sau khi anh chỉ trích phong tục quỳ lạy người lớn tuổi trong dịp Tết Nguyên đán ở làng quê.

Nhiều làng quê Trung Quốc có phong tục quỳ lạy người già trong Tết Nguyên đán (ảnh: SCMP)

Nhiều làng quê Trung Quốc có phong tục quỳ lạy người già trong Tết Nguyên đán (ảnh: SCMP)

Huang Zhijie – chủ tài khoản tên You You Lu Ming nổi tiếng trên các trang mạng xã hội Trung Quốc – đang bị “ném đá” dữ dội vì chê bai phong tục quỳ lạy người già trong dịp Tết Nguyên đán ở Trung Quốc.

Tình hình căng thẳng đến nỗi Huang Zhijie phải nhờ đến sự can thiệp của cảnh sát sau khi anh và gia đình bị một số người đe dọa hành hung.

Trước đó, Huang đăng tải lên trang mạng xã hội cá nhân bài viết cho rằng, phong tục quỳ lạy người cao tuổi ở một số làng quê Trung Quốc là một hình thức “áp bức xã hội”.

Ở Trung Quốc, nhiều làng quê vẫn giữ phong tục “dập đầu”, tức con cháu sẽ quỳ lạy ông bà trong dịp Tết Nguyên đán để thể hiện sự kính trọng. Trán của người lạy phải đảm bảo chạm đất khi thực hiện phong tục này.

Ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, “dập đầu” rất phổ biến và được coi là nghi lễ bắt buộc trong năm mới.

Theo truyền thống, vào ngày đầu tiên của năm mới, những người trẻ tuổi sẽ chúc Tết và quỳ lạy người cao tuổi. “Dập đầu” được thực hiện trước người lớn tuổi trong gia đình và bậc trưởng lão trong gia tộc.

“Việc quỳ lạy ông bà cha mẹ là lựa chọn riêng của cá nhân. Tuy nhiên, nhiều người phải ‘dập đầu’ trước một người khác trong năm mới là sự áp bức xã hội vô hình”, Huang viết.

“Lịch sử Trung Quốc sẽ bị viết ngược bởi những hành động như vậy”, Huang viết trong bài đăng trên mạng xã hội WeChat và Toutiao.

Múa rồng mừng Tết Nguyên đán ở Trung Quốc (ảnh: SCMP)

Múa rồng mừng Tết Nguyên đán ở Trung Quốc (ảnh: SCMP)

Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng Trung Quốc cho rằng, Huang không hiểu gì về phong tục năm mới và chỉ trích anh dữ dội.

“Gia đình tôi liên tục nhận được những cuộc gọi đe dọa. Tôi không nghĩ mọi việc sẽ tồi tệ như vậy. Những nhận xét của tôi chỉ là chuyện thường tình trên mạng xã hội, nhưng một số người dọa sẽ ‘làm thịt’ tôi”, Huang lo lắng.

Yu Hai – giáo sư xã hội học tại Đại học Phục Đán – cho rằng, vấn đề trong câu chuyện của Huang không phải là ai đúng ai sai, mà mạng xã hội Trung Quốc ngày nay không cho phép một người đi ngược ý kiến đám đông.

“Theo những người sống ở nông thông, tục ‘dập dầu’ vào Tết Nguyên đán thể hiện sự kính trọng, hòa thuận trong gia đình. Nhưng một số người ở thành thị lại cảm thấy phong tục này không còn phù hợp. Đây chỉ là sự khác biệt về góc nhìn mà thôi. Điều đáng lo ngại là khi mạng xã hội ngày càng phát triển, con người đang buộc phải hùa theo đám đông, bất kể quan điểm đó là đúng hay sai”, ông Yu nói.

Ổ dịch Covid-19 “chưa từng có” ở thủ đô Campuchia: TQ thừa nhận công dân gian dối

Ngày 21.2, số ca nhiễm Covid-19 ở Campuchia tiếp tục gia tăng sau khi nước này phát hiện 32 trường hợp dương tính với virus...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN