TQ sẽ xây đập quy mô gấp đôi đập thủy điện lớn nhất hành tinh trên sông chảy vào Ấn Độ?

Căng thẳng kéo dài giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong năm nay tập trung ở vùng biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya, nhưng có một căng thẳng khác đang có nguy cơ bùng phát, đó là ở vùng Tây Tạng giáp Arunachal Pradesh.

Trung Quốc đặt mục tiêu xây thêm đập thủy điện ở vùng hạ lưu sông Yarlung.

Trung Quốc đặt mục tiêu xây thêm đập thủy điện ở vùng hạ lưu sông Yarlung.

Khu vực này có con sông Yarlung Tsangpo dài 2.900 km. Con sông khởi nguồn từ Tây Tạng và chảy vào Ấn Độ với tên gọi là Brahmaputra. Kể từ năm 2010, Trung Quốc đã đề ra hàng loạt dự án thủy điện, tận dụng nguồn năng lượng dồi dào mà vùng trung lưu của con sông đem lại, theo SCMP.

Nhưng mới đây, Bắc Kinh đã chuyển hướng chú ý tới khu vực hạ lưu, nằm ở khu vực giáp ranh với Ấn Độ. Trước khi chảy vào Arunachal Pradesh, sông Yarlung chảy qua khu vực Tây Tạng, dài 1.652km.

Tây Tạng là nguồn cấp điện quan trọng đối với Trung Quốc. Các con sông ở khu vực này tạo ra sản lượng điện bằng 1/4 sản lượng điện toàn quốc, theo số liệu thống kê của chính phủ Trung Quốc.

Ít nhất 11 đập thủy điện đã được Trung Quốc xây dựng ở vùng trung lưu trên sông Yarlung. Lớn nhất trong số này là đập thủy điện Zangmu, bắt đầu đi vào hoạt động năm 2015. Ngoài ra còn có các nhà máy thủy điện khác như Bayu, Jiexi, Langta, Dakpa, Nang, Demo, Namcha và Metok ở Tây Tạng.

Điều đáng lo ngại nhất là ở vùng hạ lưu, chính phủ Trung Quốc đã công bố kế hoạch xây dựng đập thủy điện khổng lồ, quy mô ít nhất lớn gấp đôi đập Tam Hiệp - con đập lớn nhất hành tinh hiện nay. Tuy nhiên, tính khả thi của dự án vẫn đang được xem xét.

Đập thủy điện khổng lồ này nếu được xây dựng, có thể coi như là “cú chốt” giáng vào Ấn Độ đối với nguồn nước chảy vào sông Brahmaputra, tiềm ẩn nguy cơ đe dọa hệ sinh thái.

Jagannath Panda, nhà nghiên cứu ở New Delhi nhận định, dự án xây đập thủy điện ngay gần Ấn Độ của Trung Quốc rõ ràng là đáng lo ngại.

“Dự án xây đập thủy điện nằm quá gần đường ranh giới có thể càng làm trầm trọng vấn đề tranh chấp chủ quyền, tạo ra sự chia rẽ chiến lược đối với Ấn Độ và các con sông trên dãy Himalaya”, Panda nói.

Theo ông Panda, việc Trung Quốc chưa bao giờ công nhận vùng Arunachal Pradesh do Ấn Độ kiểm soát là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc có thể dùng đập thủy điện “làm vũ khí chiến lược, mở rộng ảnh hưởng ở khu vực”.

“Trung Quốc không hề chia sẻ với Ấn Độ hoạt động xây đập thủy điện ở Yarlung. Chính phủ Ấn Độ đã nhiều lần bày tỏ quan ngại”, Gautam Bambawale, cựu đại sứ Ấn Độ ở Trung Quốc, nói. “Chúng tôi mong muốn hai nước làm rõ hơn về vấn đề này”.

Bên cạnh đó, hành động của Trung Quốc cũng khiến Ấn Độ chần chừ trong việc xây dựng các nhà máy thủy điện trên sông Brahmaputra.

Bởi Trung Quốc với lợi thế là quốc gia ở vùng thượng nguồn, có thể dễ dàng kiểm soát lưu lượng dòng chảy, khiến dự án thủy điện của Ấn Độ không đem lại lợi nhuận như kỳ vọng, các chuyên gia nhận định.

Trung Quốc: Phát hiện gây kinh ngạc ở khu vực đập Tam Hiệp

Phát hiện gần đây của các nhà khảo cổ cho thấy, khu vực đập Tam Hiệp, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc có những hóa thạch...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Căng thẳng Trung Quốc - Ấn Độ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN