TQ: Nước dồn về đập Tam Hiệp đã ngang với “đại hồng thủy” từng khiến hơn 4.000 người chết

Cơ quan Khí tượng Trung Quốc (CMA) đã phát cảnh báo mưa lớn liên tục kéo dài suốt 31 ngày trên cả nước. Lượng nước lớn tiếp tục đổ dồn về đập Tam Hiệp, làm gia tăng lo ngại hồ chứa nước bị quá tải, theo Taiwan News.

Lưu lượng nước dồn về đập Tam Hiệp tiếp tục tăng, ngang với trận lũ lịch sử năm 1998 ở Trung Quốc (ảnh: Xinhua)

Lưu lượng nước dồn về đập Tam Hiệp tiếp tục tăng, ngang với trận lũ lịch sử năm 1998 ở Trung Quốc (ảnh: Xinhua)

Nhiều người ở Trung Quốc tiếp tục sống trong thấp thỏm khi đập Tam Hiệp đang phải đối mặt với trận lũ lịch sử kể từ khi đi vào hoạt động năm 2003.

Sự toàn vẹn của con đập chịu trách nhiệm chính trong việc điều tiết nước sông Dương Tử vẫn là dấu hỏi lớn hiện nay khi Trung Quốc mới bắt đầu mùa mưa lũ chính nhưng mực nước của hơn 250 con sông đã vượt ngưỡng báo động.

Hôm 2.7, một trận động đất đã xảy ra ở khu vực thượng nguồn đập Tam Hiệp. Cụ thể, trận động đất mạnh 3,2 độ richter đã xảy ra ở huyện Nhược Nhĩ Cãi, Tứ Xuyên.

Động đất ở độ sâu 8 km với cường độ không quá mạnh nhưng cũng làm dấy lên lo ngại về tình trạng sạt lở đất dọc sông Dương Tử, đe dọa an nguy của đập Tam Hiệp.

Cùng ngày 2.7, Ủy ban Tài nguyên nước Dương Tử (CWRC) cũng phát cảnh báo khẩn cấp về trận lũ số 1 của sông Dương Tử năm 2020.

Theo thông tin mới nhất, lượng nước dồn về đập Tam Hiệp đã ở mức 50.000 m3/giây tương đương với lượng nước trong đợt lũ kinh hoàng trên sông Dương Tử năm 1998 khiến ít nhất 4.000 người thiệt mạng.

Khoảng tháng 6 – 7.1998, trận lũ kinh hoàng đã quét qua 24 tỉnh thành ở Trung Quốc, khiến hơn 4.000 người chết và phá hủy vô số nhà cửa. Trận lũ năm 1998 được ví như “cơn đại hồng thủy” và ảnh hưởng tới đời sống của 220 triệu người ở Trung Quốc.

Phượng Hoàng cổ trấn chìm trong biển nước (ảnh: Taiwan News)

Phượng Hoàng cổ trấn chìm trong biển nước (ảnh: Taiwan News)

Trận lũ năm 1998 xảy ra khi đập Tam Hiệp vẫn đang trong quá trình xây dựng. Theo thiết kế, con đập lớn nhất hành tinh có thể chịu nổi sức ép lượng nước dồn về lên tới 70.000 m3/giây.

Bộ Tài nguyên Nước Trung Quốc (MWR) cho biết, mực nước ở thượng nguồn sông Dương Tử sẽ tiếp tục “tăng đáng kể” trong những ngày tới do mưa lớn không dứt.

Các tỉnh thành như Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hồ Nam, Hồ Bắc , Giang Tây, Tứ Xuyên, Trùng Khánh và An Huy đang là nơi chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi lũ lụt.

Một trong những khu vực mới chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi mưa lũ ở Trung Quốc là Phượng Hoàng cổ trấn với bề dày hơn 2.000 năm lịch sử.

Phượng Hoàng cổ trấn không chỉ đẹp nổi tiếng về cảnh quan thiên nhiên mà còn bởi những di tích lịch sử như đền chùa, các con phố, cây cầu. Một trong những nét đặc trưng thu hút khách du lịch khi đến với Phượng Hoàng cổ trấn là những ngôi nhà cổ kính nằm dọc bờ Đà Giang – một trong những nhánh chính của sông Dương Tử.

Phần lớn dân bản địa ở Phượng Hoàng cổ trấn là người dân tộc Miêu và Thổ Gia. Kiến trúc nơi này cũng mang đậm nét văn hóa dân tộc Thổ Gia.

Hôm 1.7, dòng nước lũ đục ngầu phù sa từ Đà Giang đã quét qua đường phố ở Phượng Hoàng cổ trấn. Nước ngập cao đến vai người. Ở các khu vực thoát nước hiện đại hơn của cổ trấn, người đi bộ và các phương tiện di chuyển rất khó khăn.

Nguồn: [Link nguồn]

TQ: Thêm con đập khổng lồ phải xả lũ gấp, truyền thông dặn dân “thấy nước dâng là chạy”

Tình hình mưa lũ ở Trung Quốc tiếp tục diễn biến phức tạp khi bắt đầu bước vào mùa mưa chính. Mới đây, một con đập...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Taiwan News ([Tên nguồn])
Đập Tam Hiệp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN