TQ: Mực nước sông Dương Tử thấp kỷ lục trong gần 160 năm

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Con sông dài nhất châu Á và hai hồ nước ngọt lớn nhất ở Trung Quốc đang có mực nước thấp nhất kể từ khi có thống kê, trong khi nhiều con sông khác cũng đang khô cạn, trong bối cảnh nắng nóng lịch sử kéo dài ở miền nam nước này.

Mực nước sông Dương Tử đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi có thống kê vào năm 1865.

Mực nước sông Dương Tử đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi có thống kê vào năm 1865.

Tại Hán Khẩu, trạm quan trắc quan trọng trên sông Dương Tử đoạn chảy qua thành phố Vũ Hán, ghi nhận mực nước giảm xuống chỉ còn 17,54 mét, giảm 6 mét so với mức trung bình ở thời điểm này trong những năm qua.

Đây cũng là mực nước thấp nhất kể từ khi bắt đầu có thống kê mực nước trên sông Dương Tử vào năm 1865 (cách đây 157 năm), theo Nhật báo Khoa học và Công nghệ Trung Quốc.

Sông Dương Tử là con sông dài nhất ở châu Á, trải dài 6.300km từ cao nguyên Tây Tạng tới Biển Hoa Đông ở Thượng Hải. Đây cũng là khu vực sinh sống của 1/3 dân số Trung Quốc.

Trong khi đó, hai hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc gồm hồ Bà Dương và hồ Động Đình, kết nối với sông Dương Tử, đang có mực nước thấp nhất kể từ khi có thống kê vào năm 1951.

Hôm 6/8, mực nước ở hồ Bà Dương, phía đông Trung Quốc là 12 mét. Điều này có nghĩa là hồ nước ngọt này bước vào giai đoạn khô hạn sớm nhất từ trước đến nay, sớm hơn 100 ngày so với so với trung bình các năm trước, theo Tân Hoa Xã.

Các đợt nắng nóng và khô hạn ở 6 tỉnh miền nam Trung Quốc ước tính đã ảnh hưởng đến 830.000 người và 640.000 ha đất canh tác trong mùa hè năm nay, Tân Hoa Xã cho biết.

Mực nước thấp kỷ lục trên sông Dương Tử là do lượng mưa thấp ở lưu vực sông, giảm lượng nước chảy vào từ thượng nguồn. Nhiệt độ nóng hơn làm tăng tốc độ bốc hơi trên sông, theo Nhật báo Khoa học và Công nghệ Trung Quốc.

Hồ Bà Dương ở Trung Quốc bước vào giai đoạn khô hạn sớm nhất trong lịch sử.

Hồ Bà Dương ở Trung Quốc bước vào giai đoạn khô hạn sớm nhất trong lịch sử.

Nhiều con sông khác ở Trung Quốc cũng đang trong tình trạng cạn khô, đặc biệt là ở huyện Hoài Ninh, tỉnh An Huy, dẫn đến thiếu nước ở 8 huyện lân cận, theo báo Trung Quốc The Paper.

Ở Trùng Khánh, phía tây nam Trung Quốc, 7 con sông và một hồ chứa nước đang bị cạn khô, ảnh hưởng tới 276.000 người và 82.400 gia súc.

Miền nam Trung Quốc đang liên tục ghi nhận mức nhiệt độ cao kể từ tháng trước, khiến Trung tâm Khí tượng Quốc gia tuần trước đã phải ban hành cảnh báo đỏ, với nguy cơ nhiệt độ có thể tăng lên 40 độ C tại ít nhất 4 tỉnh thành.

“Miền nam Trung Quốc đang ghi nhận đợt nắng nóng khắc nghiệt nhất kể từ năm 1961”, Chen Lijuan, nhà dự báo tại Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc, nói, theo SCMP.

Trong khi miền nam Trung Quốc đang trải qua đợt nắng nóng và khô hạn tồi tệ nhất trong hàng thập kỷ, các quốc gia châu Âu khác như Anh, Pháp, Đức và Tây Ban Nha cũng gặp phải tình cảnh tương tự.

Mực nước sông Rhine, con sông quan trọng hàng đầu phục vụ đường thủy ở Đức, thấp đến mức các hoạt động vận tải thương mại có thể phải ngừng lại.

Một số nhà khí tượng cảnh báo châu Âu đang trải qua đợt khô hạn tồi tệ nhất trong 500 năm.

TQ hứng chịu đợt nắng nóng mạnh nhất trong 6 thập kỷ: Chuyên gia cảnh báo điều có thể xảy ra

Khi một số khu vực ở Trung Quốc đang phải chịu nắng nóng với mức nhiệt trên 40 độ C, các nhà khí tượng nước này cảnh báo nhiệt độ cao đã xuất hiện trong 25 ngày liên tiếp...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo MINH AN - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN