TQ: Mộ cổ khiến kẻ trộm nhiều thời trở ra tay trắng, không ngờ kho báu giấu ngay trước mắt
Một ngôi mộ cổ ước tính niên đại ngàn năm ở tỉnh Thiểm Tây từng bị những kẻ trộm mộ xâm phạm nhiều lần, nhưng đều ra về tay trắng. Chỉ đến khi các nhà khảo cổ tìm hiểu, kho báu mới lộ diện.
Lối vào ngôi mộ cổ.
Việc tìm hiểu lịch sử không chỉ dựa trên các tài liệu cổ mà còn từ việc khám phá các mộ cổ ngàn năm, đặc biệt là những ngôi mộ quý tộc và hoàng tộc.
Ở Trung Quốc thời phong kiến, nếu chủ nhân là người có địa vị, khi chết được an táng trong mộ chứa nhiều đồ vật giá trị. Các cổ vật dù bình thường ở thời đó, nhưng sau ngàn năm cũng trở thành vật vô giá.
Vào những năm 1960 ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, các công nhân xây dựng tình cờ đào trúng một ngôi mộ cổ. Thiểm Tây là tỉnh có nhiều mộ cổ nhất ở Trung Quốc, nên các công nhân xây dựng không bất ngờ, liền liên hệ với cơ quan quản lý văn hóa địa phương.
Các cổ vật được chôn giấu bên dưới quan tài đá.
Một nhóm khảo cổ sau đó được cử tới công trường xây dựng, xác định đây là mộ cổ có niên đại ngàn năm, từ thời nhà Đường.
Đào sâu hơn vào trong mộ, nhóm khảo cổ phát hiện 9 lỗ hổng do những kẻ trộm mộ ở các thời kỳ khác nhau tạo ra, nhiều khả năng các của cải giá trị đã bị đánh cắp.
Không từ bỏ hi vọng, nhóm khảo cổ kiểm tra kỹ không gian bên trong. Thứ duy nhất mà các nhà khảo cổ phát hiện là quan tài bằng đá, hoàn toàn không có dấu vết của các cổ vật, khác với dấu hiệu có cổ vật mà bị đánh cắp.
Chủ nhân của ngôi mộ cổ được xác định là một quan lại thời nhàĐường, không rõ danh tính. Nhóm khảo cổ quyết định đưa quan tài bằng đá nặng khoảng 3 tấn về nghiên cứu. Đến lúc này, bên dưới quan tài lộ ra khoảng trống cất giữ kho báu.
Các cổ vật ngàn năm được tìm thấy cực kỳ có giá trị.
Bên trong là vô số các cổ vật phong phú, giá trị tương đương kho báu vàng bạc. Các nhà khảo cổ thu thập tổng cộng 870 cổ vật, đặc biệt là các đồ gốm Tam Thải.
Nhóm khảo cổ cảm thấy may mắn vì họ quyết định dời quan tài về nơi nghiên cứu, vì như vậy mới lộ ra kho báu. Chủ nhân ngôi mộ được cho là người có tầm nhìn xa. Những kẻ trộm mộ mang công cụ đào bới thô sơ, không thể nào di chuyển được quan tài bằng đá nặng 3 tấn.
Nhờ vậy mà các cổ vật được cất giấu bên dưới quan tài vẫn còn nguyên vẹn. Số cổ vật được tìm thấy giúp các nhà khảo cổ hiểu hơn về văn hóa và xã hội thời nhà Đường, về bí mật của đồ gốm Tam thải.
Đây là loại đồ gốm tráng men ba màu thời nhà Đường, được coi là kho tàng kỹ thuật nung gốm cổ của Trung Quốc.
Nguồn: [Link nguồn]
Dư luận Trung Quốc từng xôn xao trước vụ án trộm mộ cổ táo tợn, xâm phạm thi thể cô gái nguyên vẹn suốt 2.400 năm,...